Thông tin tái cơ cấu hệ thống ngân hàng về tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng việt nam trên báo điện tử (Trang 66 - 70)

- Người xây dựng tin: Thông tin đƣợc cung cấp từ nguồn tin và ngƣời xây dựng

Biểu đồ 3: Nội dung thông tin

2.2.2.3. Thông tin tái cơ cấu hệ thống ngân hàng về tài chính

Qua khảo sát có tổng số 68 tin bài thơng tin tái cơ cấu hệ thống ngân hàng về tài chính, chiếm 24,37% tổng số tin bài; trong đó Báo Nhân Dân điện tử có 15 bài, Thời báo kinh tế VnEconomy có 20 bài và Thời báo Ngân hàng có 33 bài. Các bài viết chủ yếu đƣa tin, phản ánh về các nội dung xử lý, mua bán nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại, quản trị vốn và rủi ro theo chuẩn quốc tế Basel.

Trên Báo Nhân Dân điện tử

Trên Báo Nhân Dân điện tử, các tin, bài thông tin về nội dung này khá hạn chế, hầu hết nội dung thông tin ở mức độ đƣa tin khái quát, phản ánh và đánh giá tổng thể trên cơ sở những thơng tin mà phóng viên thu thập đƣợc về xử lý nợ xấu, về thị trƣờng vốn…, chƣa đi sâu phân tích mức độ tái cơ cấu về tài chính của các ngân hàng. Cụ thể:

Báo Nhân Dân điện tử ngày Chủ nhật 01/01/2017, đăng bài “Bức tranh tài chính 2016 và kỷ lục ngoại hối” của tác giả X.B, thơng tin tồn cảnh hệ thống tài chính

trong năm 2016 trong việc hoàn thành nhiệm vụ cung ứng vốn cho nền kinh tế, trong đó có đánh giá tổng thể kết quả quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD đến cƣối năm 2016, với những kết quả bƣớc đầu khả quan: tình trạng căng thẳng thanh khoản đƣợc kiểm soát, thanh khoản chung của toàn hệ thống ổn định; Phát hiện và khu biệt các TCTD yếu kém; Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo dƣới 3,0%; Sở hữu chéo, đầu tƣ chéo dần đƣợc kiểm soát; Các TCTD chú trọng hơn vào quản trị rủi ro và quản trị điều hành, các văn bản quy phạm pháp luật về chuẩn mực an toàn trong hoạt động của các TCTD đƣợc ban hành. Hầu hết các khó khăn của hệ thống TCTD trƣớc năm 2011 về cơ bản đã đƣợc tháo gỡ. Tuy nhiên, bài báo cũng cho biết, q trình tái cơ cấu TCTD cịn một số hạn chế, nhƣ xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD chƣa triệt để, chủ yếu áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật...

Báo Nhân Dân điện tử ngày Thứ Sáu, 26/05/2017, đăng bài “Nhiều gian nan trong xử lý nợ xấu” của tác giả Việt Phong, cho thấy, nỗ lực giải quyết nợ xấu trong

điều kiện các thủ tục bị kéo dài, quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng cịn diễn ra chậm; do vẫn gánh trách nhiệm với 2/3 dƣ nợ thuộc các chƣơng trình tín dụng chính sách của Chính phủ khiến Agribank khó lịng vƣợt qua áp lực nợ xấu trong một thời gian ngắn. Số lƣợng các vụ việc do Agribank chủ động khởi kiện ra Tòa án dân sự các cấp lên đến mức hơn 6.800 vụ là một con số quá tải ngay với cả cơ quan tịa án. Điều này dẫn đến tình trạng việc thụ lý, giải quyết nhiều vụ án kéo dài, khó khăn trong việc thu hồi nợ. Tổng giá trị tranh chấp là 41.763 tỷ đồng, đến nay mới giải quyết đƣợc hơn 5.270 tỷ đồng, còn phải giải quyết là 36.489 tỷ đồng. Bài báo cũng đƣa ra lời kêu gọi sự ủng hộ, chia sẻ của các cấp, các ngành đối với Agribank:“Việc giải quyết các khó

khăn của Agribank là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để ngân hàng có thể duy trì được cả hai vai, đặc biệt là gánh nặng tín dụng chính sách cho nền kinh tế ở khu vực nơng nghiệp, nông thôn. Thực tế, khu vực nông nghiệp, nông thơn cũng đang rất cần các chính sách, các khâu đột phá, bao gồm cả chính sách tín dụng để ngành nông nghiệp tái cơ cấu thành công. Agribank cần cơ chế, cần sự chia sẻ của các ngành, các cấp để sớm xử lý dứt điểm tồn tại, vững tin một chặng đường mới”.

Báo Nhân Dân điện tử, Thứ Tƣ, 19/07/2017, đăng bài “Hoàn chỉnh cấu trúc thị

trường vốn” của tác giả Đặng Hà My, phản ánh việc xử lý nợ xấu và các ngân hàng yếu kém còn chậm trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nhất là các ngân hàng bị mua lại giá 0 đồng và ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt. Đây có thể xem là “điểm nghẽn” của hệ thống tài chính, huyết mạch của nền kinh tế; nếu không xử lý triệt để sẽ không thể giảm đƣợc mặt bằng lãi suất, giảm chi phí vốn của nền kinh tế cũng nhƣ ổn định kinh tế vĩ mơ bền vững. Bài báo dẫn lời Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Trƣơng Văn Phƣớc: “CSTT cần được điều hành linh hoạt hơn nữa, mở

tài chính để xử lý nợ xấu của khu vực ngân hàng. Từ đó, tăng khả năng cung cấp tín dụng ra nền kinh tế và giảm lãi suất cho vay, giảm chi phí vốn của nền kinh tế”.

Trên Thời báo Kinh tế Việt Nam - VnEconomy

Trên VnEconomy, thông tin tái cơ cấu hệ thống ngân hàng về tài chính đƣợc chú ý hơn với cơ cấu bài viết nhiều hơn so với Báo Nhân Dân điện tử. Các bài viết đƣa ra những bình luận và đánh giá cụ thể về q trình tái cơ cấu về tài chính.

Cụ thể, ngày 17/01/2017, VnEconomy đã đăng bài “Nới “room” ngân hàng: Sẽ

xem xét từng trường hợp” của tác giả Minh Đức. Bài báo cho biết, định hƣớng nới “room” nói trên đã đƣợc đặt ra khoảng bốn năm trƣớc (năm 2013), khi Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu các NHTM. Trong đó, hƣớng mở này tập trung hơn ở các ngân hàng yếu kém, nhƣ một giải pháp thu hút thêm nguồn lực tài chính từ bên ngồi vào thúc đẩy q trình tái cơ cấu. Bài báo dẫn lời Thống đốc NHNN Lê Minh Hƣng: “việc nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài là một trong những cơ chế chính sách nhằm

hỗ trợ, khuyến khích các ngân hàng thương mại thu hút thêm nguồn lực để tăng vốn. Tăng vốn cũng là yêu cầu đặt ra trong những năm tới, theo lộ trình đáp ứng các chuẩn mực cao hơn của Basel 2. Theo đó, dự kiến, ngân hàng thương mại nào có nhu cầu nới “room” sẽ trình phương án và các giải trình hợp lý, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ. Nới “room” theo đó sẽ xem xét từng trường hợp, chứ khơng nâng đồng loạt theo một giới hạn mới nào đó”.

Ngày 03/04/2017, VnEconomy đăng bài “Thực tế, nợ xấu có thể gấp hơn ba lần

báo cáo” của tác giả Minh Đức, thông tin đánh giá lại mức độ nợ xấu theo khuôn khổ

đề án xây dựng dự thảo Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu. Trƣớc đây nợ xấu ngân hàng báo cáo phổ biến đều dƣới 3%, nhƣng sau khi đánh giá lại và sát thực hơn thì con số tại thời điểm 9/2012 từng lên tới 17,21. Theo đánh giá của NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã kiểm sốt ở mức dƣới 3% nhƣng nợ xấu có xu hƣớng tăng trở lại về quy mơ. Và tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu do VAMC quản lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu có khả năng lên đến 8,86% tổng dƣ nợ.

Ngày 30/06/2017, VnEconomy đăng bài “Ba cơ sở thúc đẩy tái cơ cấu

PVComBank” của tác giả Thành Long, thông tin về Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên

năm 2017 của PVComBank, theo đó, đại hội tiếp tục kiện tồn bộ máy nhân sự quản trị điều hành, xác định các chỉ tiêu kinh doanh và trọng tâm tiếp tục tái cơ cấu; tạo điều kiện thuận lợi trong vận hành hệ thống, hỗ trợ quản trị rủi ro chặt chẽ, và đặc biệt là phát triển nhanh các sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh trên thị trƣờng nhƣ ATM, Internet Banking, Mobile Banking…

Trên Thời báo Ngân hàng

Các thông tin tái cơ cấu hệ thống ngân hàng về tài chính trên Thời báo Ngân hàng điện tử luôn đƣợc quan tâm. Tuy nhiên, cũng nhƣ 2 tờ báo trên, Thời báo Ngân hàng ngoài các tin bài mang tính chất đƣa tin, phản ánh thì chỉ có một số bài viết đƣợc tác giả phân tích, đánh giá chuyên sâu về vấn đề này.

Điển hình nhƣ ngày 03/02/2017, Thời báo Ngân hàng có đăng bài “Tái cơ cấu toàn diện hệ thống TCTD” của nhóm PV Thời báo Ngân hàng thực hiện phỏng vấn ơng Nguyễn Văn Hƣng - Phó Chánh thanh tra, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng - NHNN, về kế hoạch cụ thể trong đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD. Ông Hƣng cho biết, mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong năm 2017 sẽ đƣợc NHNN triển khai một cách đồng bộ với nhiều giải pháp; trong đó có cơ cấu lại về tài chính. Theo ơng Hƣng: “Việc cơ cấu lại tồn diện về tài chính, hoạt động, quản trị

của TCTD (nhất là TCTD yếu kém) tiếp tục được đẩy mạnh theo các hình thức, biện pháp và lộ trình phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng TCTD nhưng phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an tồn hệ thống”.

Thời báo Ngân hàng, ngày 23/11/2017 có bài “Khi ngân hàng thoái vốn” của

tác giả Nguyên Vũ, thông tin về việc NHNN chỉ đạo xử lý vi phạm về sở hữu chéo thông qua nhiều giải pháp nhƣ yêu cầu chuyển nhƣợng bớt cổ phần, thoái vốn khỏi các TCTD… Việc các NHTM nhà nƣớc tích cực thực hiện thối vốn trong giai đoạn này

đƣợc đánh giá khá hợp lý với các lý do chính đáng, đó là thực hiện lộ trình thối vốn của doanh nghiệp ngồi ngành theo lộ trình của Chính phủ và NHNN, hơn nữa đây là thời điểm rất thuận lợi cho các ngân hàng thực hiện thối vốn khi mà kinh tế vĩ mơ tốt hơn, sức khỏe cũng nhƣ hình ảnh của hệ thống ngân hàng trong mắt nhà đầu tƣ cũng đƣợc cải thiện rõ rệt. Tuy việc thoái vốn diễn ra chậm hơn kế hoạch ban đầu song đó là do tình hình, bối cảnh chung của cả nền kinh tế chứ khơng riêng gì ngành ngân hàng. Khi đó, các ngân hàng đang trong giai đoạn tái cơ cấu, một số ngân hàng ngỏ ý bán bớt phần vốn đầu tƣ ngồi ngành nhƣng đã khơng tìm đƣợc ngƣời mua. “Tất nhiên trong

q trình triển khai có ngân hàng thối vốn thành cơng, cũng có ngân hàng sẽ gặp trở ngại. Nhưng tinh thần chung việc các ngân hàng đang nỗ lực thực hiện thoái vốn ra khỏi các TCTD được các chuyên gia ngân hàng đánh giá tích cực đẩy nhanh lộ trình thực hiện Đề án 1058 tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020... ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng việt nam trên báo điện tử (Trang 66 - 70)