Tái cơ cấu: Michael Hammer và James A.Champy trong cuốn sách Reengineering the Corporation, Reengineering Managemet, và The Agenda… đã định
một tổ chức, một đơn vị nào đó, mà thƣờng là một cơng ty. Ngồi việc tổ chức cho một công ty về các mảng chức năng (nhƣ là sản xuất, kế toán, tiếp thị v.v…) và xem xét các nhiệm vụ mà mỗi chức năng thực hiện, theo lý thuyết tái cơ cấu, chúng ta còn phải chú ý tới các quy trình hồn thiện từ khâu tìm kiếm các ngun liệu, cho tới các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối. Công ty cần đƣợc tái cơ cấu qua một loạt các quy trình.
Nhu cầu tái cơ cấu trở nên cấp bách khi hiện trạng của các tổ chức đang gặp nhiều vấn đề trong cơ cấu, khiến tổ chức hoạt động không hiệu quả, thậm chí trì trệ, đứng trƣớc nguy cơ tan rã, phá sản.
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: Hiểu theo nghĩa tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng, có một số định nghĩa sau:
- Theo định nghĩa của WB (1998): Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là bao gồm một loạt các biện pháp đƣợc phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hệ thống thanh tốn quốc gia và khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời xử lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống tài chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng.
- Theo định nghĩa của Claudia Dziobek và Ceyla Pazarbasioglu (Bài học từ tái cấu trúc ngân hàng, IMF – 1997): Tái cấu trúc ngân hàng là biện pháp hƣớng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt động của ngân hàng, bao gồm phục hồi khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, cải thiện năng lực hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng để làm tròn trách nhiệm của một trung gian tài chính và khơi phục lịng tin của công chúng. Theo quan điểm này thì tái cấu trúc ngân hàng bao gồm tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc hoạt động và giám sát an tồn; trong đó, tái cấu trúc tài chính hƣớng đến việc phục hồi khả năng thanh khoản bằng cách cải thiện bảng cân đối của các ngân hàng thông qua các biện pháp nhƣ tăng vốn, giảm nợ, hoặc nâng giá trị tài sản.
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, có thể hiểu nhƣ sau: Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là quá trình cơ cấu lại về tổ chức, hoạt động,
tài chính, kiểm tra giám sát, nhân lực, công nghệ… của các ngân hàng nhằm mục tiêu xử lý căn bản, triệt để các ngân hàng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế
thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững ổn định, an tồn hệ thống; lành mạnh hóa tình hình tài chính và nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng trong xu thế hội nhập…