Ngân hàng và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 1 Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng việt nam trên báo điện tử (Trang 25 - 26)

1.1.3.1. Ngân hàng

Theo định nghĩa của WB: Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếu dƣới dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi đƣợc rút ra với một thông báo ngắn hạn (tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các khoản tiết kiệm). Dƣới tiêu đề “các ngân hàng” gồm có: Các NHTM chỉ tham gia vào các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn; các ngân hàng đầu tƣ hoạt động buôn bán chứng khoán và bảo lãnh phát hành; các ngân hàng nhà ở cung cấp tài chính cho lĩnh vực phát triển nhà ở và nhiều loại khác nữa. Tại một số nƣớc cịn có các ngân hàng tổng hợp kết hợp hoạt động NHTM với hoạt động ngân hàng đầu tƣ và đôi khi thực hiện cả dịch vụ bảo hiểm.

Theo Giáo sƣ Peter.S.Rose (Mỹ): Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh tốn. Và cũng đƣợc thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

Theo luật pháp nƣớc Mỹ: Bất kỳ tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (nhƣ bằng cách viết séc hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay cho vay thƣơng mại sẽ đƣợc xem là một ngân hàng.

Ở Việt Nam, Luật số 47/2010/QH12 Luật các TCTD ngày 16/6/2010, Khoản 2 Điều 4 quy định: “Ngân hàng là loại hình tổ chức có thể đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”; Khoản 12, Điều 14 quy định: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thƣờng xuyên một hoặc các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.

Tóm lại, có thể hiểu: Ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thị trƣờng vốn. Ngân hàng là kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dƣ vốn.

* Vài nét về hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay

Tính đến ngày 31/12/2017, hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm có:

- Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam - cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, đồng thời thực hiện chức năng NHTW về phát hành tiền, ngân hàng của các TCTD và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ;

- 2 ngân hàng chính sách: Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển;

- 01 Ngân hàng Hợp tác xã;

- 35 NHTM (là TCTD đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các TCTD và các quy định khác của pháp luật), gồm: 07 NHTM thuộc sở hữu nhà nƣớc (Nhà nƣớc nắm tỷ lệ sở hữu chi phối trên 50%): NHTMCP Ngoại thƣơng, NHTMCP Công thƣơng, NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí tồn cầu, Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng, Ngân hàng TNHH MTV Đại Dƣơng; 28 NHTMCP thực hiện chức năng là trung gian thanh tốn, trung gian tín dụng và tạo tiền.

Bên cạnh đó, Việt Nam cịn có 02 ngân hàng liên doanh với nƣớc ngoài và 49 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam đang hoạt động (xem phụ lục trang 147).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng việt nam trên báo điện tử (Trang 25 - 26)