Bài phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng việt nam trên báo điện tử (Trang 83 - 85)

Các bài ở thể loại phỏng vấn hoặc diễn đàn trao đổi về quá trình triển khai thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đƣợc phóng viên thực hiện với các chuyên gia tài chính - ngân hàng hoặc các lãnh đạo, quản lý của các ngân hàng. Phỏng vấn là thể loại lâu đời thuộc nhóm thơng tấn báo chí. Với báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, phỏng vấn dù ở hình thức nào, truyền thống hay trực tuyến, nó vẫn là thể loại thu hút sự quan tâm của một lƣợng công chúng đơng đảo chƣa từng có. Sử dụng thể loại phỏng vấn giúp cho ngƣời đọc có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về chủ trƣơng tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thơng qua những trao đổi của các nhà báo, phóng viên với các chuyên gia tài chính ngân hàng, lãnh đạo quản lý trong lĩnh vực ngân hàng…Tuy nhiên, ở thể loại này, 3 tờ báo điện tử không thấy sử dụng nhiều. Tổng số bài phỏng vấn thu đƣợc sau khảo sát là 30 bài, chiếm 10,75%/tổng số tin bài.

Sử dụng nhiều nhất thể loại phỏng vấn là Thời báo Ngân hàng với 24 bài diễn đàn trao đổi, phỏng vấn. Có thể kể tới các bài phỏng vấn: “Nhân sự và chiến lược “vết

dầu loang”” của tác giả Thảo Nguyên, phỏng vấn TS. Luật sƣ Bùi Quang Tín, giảng

viên Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh về vấn đề đáng phải suy nghĩ hiện nay, đó là tình trạng khan hiếm về nhân sự cấp cao trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng tại Việt Nam ở các vị trí chuyên gia quản lý rủi ro, quản lý cấp trung và chuyên gia tài chính đầu tƣ và các vị trí cấp cao khác trong ngân hàng. Nhƣng cho đến giờ, các ngân hàng Việt Nam vẫn đang loay hoay với bài toán nhân sự: thừa thì vẫn thừa, mà thiếu vẫn thiếu.

Cùng chủ để trên cịn có bài “Nhân lực ngân hàng trước cách mạng công nghiệp 4.0” của tác giả Thảo Minh, phỏng vấn bà Nguyễn Phƣơng Mai - Giám đốc

Tập đoàn Navigos Group Việt Nam. Bà Nguyễn Phƣơng Mai đã đƣa ra một số nhận định xu thế phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới với các nhu cầu về quản trị, nhân lực trƣớc những thay đổi do CMCN 4.0; qua đó, đƣa ra một số khuyến nghị chính sách cho hệ thống giáo dục đào tạo đại học ngành tài chính ngân hàng.

Bài “Ngành Ngân hàng Vĩnh Phúc: Đi đầu trong tái cơ cấu, xử lý nợ xấu” của tác giả Thu Hƣơng, phóng viên Thời báo Ngân hàng, phỏng vấn ơng Nguyễn Văn Trì, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” và Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Tiếp theo là Thời báo Kinh tế VnEconomy với 4 bài phỏng vấn, điển hình nhƣ nhƣ: “Ơng Nguyễn Đức Hưởng lên tiếng trước loạt tin đồn” của tác giả Minh Đức,

đăng ngày 26/04/2017, thông tin những chia sẻ của ông Hƣởng về những thơng tin khơng chính thức lan truyền trên mạng về sở hữu chéo, mua bán cổ phần Sacombank của ông.

Bài phỏng vấn: “Thời điểm tuyệt vời để kinh doanh tại Việt Nam” của tác giả

Duy Anh, đăng ngày 9/3/2017, phỏng vấn ông Don Lam, Tổng giám đốc tập đoàn Vina Capital trƣớc thềm hội thảo kịch bản kinh tế Việt Nam 2017 về dự báo kinh doanh 2017. Theo ông Don Lam, việc nâng sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngồi trong các ngân hàng có thể là một bƣớc đi tích cực trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, và những thay đổi trong cơ chế chính sách cũng sẽ cho phép Cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) thực hiện tốt hơn nhiệm vụ xử lý nợ xấu.

Báo Nhân Dân điện tử chỉ có 2 bài thuộc thể loại phỏng vấn và diễn đàn trao đổi, gồm bài phỏng vấn: “Cần sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện nhanh Nghị quyết về

xử lý nợ xấu” của tác giả Xuân Bách, đăng ngày 04/07/2017, phóng vấn Chun gia tài

chính -Tiến sĩ Phan Thanh Hà nhân sự kiện Quốc hội thông qua Nghị quyết xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng; và Bài “Tìm động lực tăng trưởng bền vững” - Diễn đàn

trao đổi, đăng ngày 30/10/2017, đã đƣợc một số chuyên gia tài chính - ngân hàng trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, về các giải pháp đột phá cho năm 2018 để đƣa nền kinh tế tăng trƣởng một cách bền vững, trong đó chú trọng đến tái cơ cấu hệ thống ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu.

Nhìn chung, ở thể loại phỏng vấn, các tác giả và ngƣời phỏng vấn đã lựa chọn đƣa ra những câu hỏi mang tính chất gợi mở nhằm khuyến khích các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn đƣa ra đƣợc những nhận xét, đánh giá thực trạng của quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, qua đó, đƣa ra những khuyến nghị chính sách cho thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng việt nam trên báo điện tử (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)