Yêu cầu nhanh, chuẩn với cơ chế cung cấp nguồn tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng việt nam trên báo điện tử (Trang 107 - 109)

- Bài nghiên cứu

Biểu đồ 6: Thơng tin sử dụng hình ảnh, đồ họa

3.1.1. Yêu cầu nhanh, chuẩn với cơ chế cung cấp nguồn tin

Đối với bất kỳ một tờ báo nào muốn có đƣợc thành cơng thì điều cốt lõi là phải có nguồn thơng tin. Với nhà báo, việc tìm kiếm nguồn thơng tin chính là điều khó khăn nhất. Thơng tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng lại là thơng tin mang tính đặc thù của ngành, bao gồm cả việc mua bán, sáp nhập, giải thể, xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, rất nhạy cảm đến cả lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị, vì thế, khơng phải cơ quan nào cũng có thể cung cấp nguồn tin, mà phải là cơ quan có trách nhiệm, có chức năng mới đƣợc cung cấp nguồn tin cho cơ quan báo chí.

Do đó, phóng viên, nhà báo cho dù là chuyên nghiệp cũng không dễ dàng khai thác đƣợc nguồn tin. Đặc biệt, với phóng viên mới vào nghề càng khó khăn trong việc

tiếp cận và khai thác để có thể có nguồn thơng tin nhanh và chính xác, vì điều này cịn phải dựa vào rất nhiều yếu tố nhƣ mối quan hệ với đầu mối cung cấp tin, mối quan hệ với đồng nghiệp, kinh nghiệm quá trình tác nghiệp…

Nhà báo Đào Minh Khoa, Báo Công an Nhân dân đã từng chia sẻ trên Báo Ngƣời đƣa tin nhân dịp kỷ niệm 91 năm ngày Báo chí cách mạng 21/6/2016: “ Việc có

nguồn thơng tin chiếm 90% sự thành công của người làm báo”.

Còn theo nhà báo Dƣ Hồng Quảng, Đài PT-TH tỉnh Phú Thọ (bài viết “Nhà báo với nguồn tin”, đăng trên VTVTC - trang thông tin chuyên ngành daotao.vtv.vn:

“Nguồn tin là đặc thù của nghề báo, người cung cấp thông tin chiếm hơn nửa giá trị của tác phẩm báo chí. Trong thời đại bùng nổ thơng tin hiện nay, cạnh tranh giữa các tờ báo thực chất là cạnh tranh về nguồn tin. Làm thế nào để có được nguồn tin mới, độc đáo, có được người tin tưởng cung cấp, chia sẻ thông tin sốt dẻo, nhạy cảm là yếu tố sống cịn đối với các cơ quan báo chí và nhà báo”.

Yêu cầu đặt ra cho cơ chế cung cấp nguồn tin tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đối với báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, là phải nhanh và chuẩn. Nhanh, vì đã là tin tức thì phải mới và “nóng” với những gì cơng chúng chƣa đƣợc nhìn/nghe/kể/đọc. Sự kiện vừa xảy ra nhƣng nếu nhà báo xử lý khơng nhanh, nó sẽ khơng cịn là tin nữa, bởi cơng chúng rất có thể đã biết đến nó bởi một kênh tin khác; Chuẩn, vì đã là thơng tin trên báo chí thì phải thật chính xác, phải đƣợc kiểm chứng. Thơng tin trên báo chí mang tính định hƣớng dƣ luận. Nếu nguồn tin khơng chính xác thì dẫn tới thơng tin trên báo chí sai sự thật, từ đó sẽ gây ra hệ lụy ảnh hƣởng tới tồn xã hội chứ khơng chỉ riêng một phạm vi hãy một lĩnh vực nào. Đặc biệt đối với tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, thông tin sai sự thật có thể gây khủng hoảng thông tin trong hoạt động ngân hàng, ngƣời dân và các nhà đầu tƣ sẽ mất niềm tin vào ngân hàng dẫn đến tình trạng rút tiền ồ ạt, gây mất an toàn, đỗ vỡ hệ thống.

Trên thực tế, một số phóng viên, nhà báo, vì áp lực trong định mức tin bài, áp lực về thời gian hoàn thành, đã sử dụng nguồn tin từ các trang mạng xã hội, hoặc nhờ

vào các mối quan hệ để sử dụng những nguồn tin không đƣợc kiểm chứng, dẫn đến sử dụng các thông tin sai sự thật, thậm chí bóp méo sự thật, ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng thơng tin.

Vì vậy, để đảm bảo việc đƣa thông tin một cách kịp thời, khách quan, trung thực, tơn trọng sự thật thì yêu cầu nhanh, chuẩn là yêu cầu bắt buộc cho cơ chế cung cấp nguồn tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng việt nam trên báo điện tử (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)