Xu hướng phục hồi và làm phong phú văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay (Trang 88 - 89)

- THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1.3. Xu hướng phục hồi và làm phong phú văn hóa truyền thống

Với nhân dân các dân tộc bản địa Lâm Đồng xu hƣớng này chƣa thực sự là tự ý thức, là một nhu cầu tự thân, mà chủ yếu mới là áp lực từ bên ngoài, từ những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, nhất là sau khi có Nghị quyết Trung ƣơng 5, khóa VIII về "xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" và sau đó là hàng loạt các cuộc vận động, các dự án nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Đây là một chính sách văn hóa vừa phù hợp với xu thế thời đại, vừa hợp với nguyện vọng của nhân dân nƣớc ta nói chung và đồng bào các tộc ngƣời bản địa Lâm Đồng nói riêng.

Xu hƣớng phục hồi văn hóa truyền thống phổ biến là các lễ nghi, lễ hội nhƣ lễ hội cồng chiêng và các sinh hoạt văn hoá đa dạng, phong phú; bảo tồn các nghề thủ công truyền thống nhƣ dệt thổ cẩm, đan lát, rèn. Tuy vẫn còn hạn chế song qua các lễ nghi đó, các món ăn truyền thống, các tri thức bản địa, luật tục, vai trị của già làng, các loại hình nhạc cụ, sử thi, dân ca truyền thống của đồng bào đƣợc phục hồi trong đời sống của ngƣời dân.

Trƣớc thực trạng văn hóa cồng chiêng ngày càng mai một, nhiều bộ cồng chiêng quý giá bị đem bán nhƣ đồng nát, một phần không nhỏ cƣ dân đồng bào dân tộc bản địa, nhất là tầng lƣớp thanh thiếu niên đang có xu hƣớng chạy theo lối sống thực dụng, lai căng,… chính quyền địa phƣơng đã có những dự án, những định hƣớng bảo tồn văn hóa cồng chiêng khu vực Nam Tây Nguyên. Đến nay tồn tỉnh có 239 đội cồng chiêng, trong đó 100 đội cồng chiêng dân tộc Mạ, Cơ Ho, Chu Ru đang hoạt động tích cực ở các huyện: Lạc Dƣơng, Lâm Hà, Đam Rông, Bảo Lâm... và phục vụ du khách ở các điểm du lịch [66]. Tuy nhiên, xu hƣớng phục hồi văn hóa truyền thống trong xu thế đổi mới của đời sống xã hội và sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng cũng làm cho nhiều chuẩn mực của di

sản truyền thống có sự biến đổi. Việc phục hồi văn hóa truyền thống bản địa nhƣ: luật tục, sử thi, dân ca chủ yếu dựa trên trí nhớ, tiềm thức của ngƣời già thì khơng thể khơng có nhƣng biến đổi so với cái cũ, cái truyền thống. Đó là chƣa nói đến xu hƣớng phục hồi truyền thống khi chƣa có hiểu biết một cách đúng đắn và đầy đủ.

Tuy xu hƣớng phục hồi văn hóa truyền thống đối với đồng bào dân tộc bản địa Lâm Đồng cịn do áp lực từ bên ngồi là chủ yếu song nó cũng có những tác động tích cực đến ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với nền văn hóa của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)