Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Tran thi anh hoa (Trang 49 - 53)

Bản đồ 2.1 Bản đồ hành chính huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội

2.1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế

Sản xuất nơng, lâm nghiệp phát triển, phát huy được tiềm năng, lợi thế của huyện gắn với thị trường. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2020 ước

đạt 3.548 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 1,85 lần so với năm 2015. Sản lượng

lương thực có hạt năm 2020 ước đạt 86,5 ngàn tấn, giảm 19,71% so với năm

2015 (do chuyển đổi diện tích cây ngơ, lúa nương, mía, sắn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả trên đất dốc).

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt kết quả tích cực, phát huy tiềm năng,

thế mạnh của địa phương, từng bước chuyển đổi diện tích cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây ăn quả, cây trồng có hiệu quả kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với đẩy mạnh ứng dụng khoa học cơng nghệ;

hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Trong 5 năm (2015-2020) đã tạo được bước đột phá trong phát triển

cây ăn quả, tổng diện tích cây ăn quả tồn huyện Mai Sơn đến nay là 10.565 ha (tăng 9.162 ha so với năm 2015), sản lượng quả ước đạt 41.500 tấn, trong đó có 3.000 ha ứng dụng công nghệ cao, gần 800 ha sản xuất hữu cơ, 291 ha được cấp chứng nhận Vietgap (chủ yếu tại các xã: Cò Nòi, Chiềng Mung,

Chiềng Ban, Hát Lót, Nà Bó, Mường Bon, thị trấn Hát Lót), nhiều loại sản

phẩm có thương hiệu, chất lượng đảm bảo đáp ứng thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước; phục vụ chế biến, xuất khẩu; nhiều diện tích cho thu nhập từ trên 300 triệu đồng/ha/năm.

Chăn nuôi được thực hiện đa dạng các loại hình chăn ni, chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trang trại và khuyến khích đẩy mạnh đầu tư chiều sâu; nâng cao chất lượng, tăng quy mơ đàn gia súc, gia cầm góp

phần nâng cao thu nhập từ chăn nuôi; tổng đàn gia súc, gia cầm ước đạt 1,517

triệu con. Tổng diện tích ni trồng thủy sản là 325 ha, giảm 17,5 ha so với năm 2015, sản lượng cả giai đoạn 2015-2020 ước đạt 2.578 tấn, trong đó sản lượng

khai thác 340 tấn.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển nhanh kể cả về quy mô, số lượng; các doanh nghiệp chú trọng đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, giá trị chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng

lên, tạo thêm việc làm khoảng trên 6.000 lao động địa phương, đóng góp tích

cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhiều cơ sở sản xuất mới được hình thành bước đầu phát huy hiệu quả đầu tư như: Khu công nghiệp Mai Sơn,

sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản... Từ năm 2016 đến nay, thu hút đầu tư 50 dự án. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn

2016-2020 đạt 13.648,5 tỷ đồng (giá hiện hành), tốc độ tăng bình quân

11,3%/năm.

Năm 2020, tỷ lệ dân số được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 96%, tăng 3% so với năm 2015; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện sinh hoạt đạt

98,7% tăng 6,2% so với năm 2015.

Các hoạt động dịch vụ phát triển mạnh cả loại hình và quy mơ, hàng

hố đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Tỷ

trọng ngành dịch vụ - du lịch năm 2020 đạt 35,9%. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ - du lịch năm 2020 đạt 6.245 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm

(2015-2020) đạt 6,3%/năm. Nhiều sản phẩm (Đường, xi măng, tinh bột sắn, cà

phê, các sản phẩm nông sản) đã được xuất khẩu vào thị trường các nước

như: Trung Quốc, Mỹ, Đức, Philipin, Lào...

Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, đa dạng loại hình hoạt động, tăng cường liên doanh, liên kết sản xuất, củng cố về quy mô, số

lượng, chất lượng được nâng lên tạo thêm hàng chục nghìn việc làm cho

người lao động và tăng thu ngân sách cho địa phương; đến nay trên địa bàn

huyện có 127 hợp tác xã (tăng 90 hợp tác xã so với năm 2015), trên 250 tổ hợp tác, gần 300 doanh nghiệp (tăng hơn 100 doanh nghiệp) và hơn 2000 hộ sản xuất, kinh doanh, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Thực hiện có hiệu quả các chính sách của trung ương, của tỉnh hỗ trợ phát

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã phát huy được tính chủ động và tự giác trong nhân dân, khai thác thế mạnh, lợi thế của từng xã, bộ

mặt nơng thơn có nhiều đổi mới, đời sống, vật chất tinh thần của nhân dân

được nâng lên, đến nay toàn huyện đạt 267 tiêu chí (tăng 120 tiêu chí so

với năm 2015); bình quân mỗi xã đạt 12,71 tiêu chí; có 07 xã đạt chuẩn

nông thôn mới (Chiềng Ban năm 2015; Mường Chanh năm 2017; Mường Bon, Hát Lót năm 2018; Cị Nịi, Chiềng Sung năm 2019, Nà Bó năm 2020); 01 xã đạt chuẩn nơng thơn mới nâng cao (xã Chiềng Ban).

2.1.3.2. Tình hình phát triển văn hóa, xã hội

Giáo dục và Đào tạo được củng cố và phát triển khá toàn diện ở các cấp học. Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm và từng bước được nâng lên. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường hàng năm đạt 97-98%. Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; đến hết năm 2020, tồn huyện có 22/22 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; có 24

trường được cơng nhận trường đạt chuẩn quốc gia, có 22/22 xã, thị trấn có

trung tâm giáo dục cộng đồng. Hiệu quả giáo dục bậc tiểu học đạt 98%; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bậc THCS đạt 99,8%.

Y tế, dân số và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được tăng

cường. Tồn huyện có 327 cán bộ y tế, 100% các bản có nhân viên y tế bản, tiểu khu hoạt động; 22 xã có bác sĩ; 100% trạm y tế xã, thị trấn có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; đạt 22,5 số giường bệnh/1 vạn dân, 06 bác sỹ/1 vạn dân.

Năm 2020, tồn huyện có 22 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 16,4%; tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 98%.

Các hoạt động văn hố, thơng tin được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được

triển khai rộng khắp, gắn với thực hiện Chương trình xây dựng “Nơng thơn

26.585/38.198 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 69,6% (bình qn hàng năm tăng 1,6%); 197/327 bản, tiểu khu văn hóa, đạt 60% (bình quân hàng năm tăng 3%); 151/154 cơ quan, đơn vị văn hóa, đạt 98% (bình qn hàng năm tăng 2%); tỷ lệ hộ gia đình được xem truyền hình và nghe Đài tiếng nói Việt Nam đạt

99%; 100% các xã, thị trấn có Internet băng thơng rộng cố định; tỷ lệ người dân sử dụng Internet băng thông rộng và di động đạt trên 46%.

Cơng tác xố đói giảm nghèo được quan tâm, đời sống nhân dân các dân

tộc được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2020 còn 12,77%; đào tạo,

chuyển giao hướng nghiệp cho 68.751 người; tạo việc làm mới cho trên 2.000 người/năm.

Một phần của tài liệu Tran thi anh hoa (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)