4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu về xây dựng NTM. Sau đây tôi xin tóm tắt một số nghiên cứu tiêu biểu:
Trước hết, về thí điểm xây dựng NTM, tác giả Trần Minh Yến (2013): Xây dựng NTM là một chương trình rộng lớn được triển khai trên phạm vi cả
nước. Sau thời gian thực hiện thí điểm, chương trình đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy vậy, vẫn cần phải có một sự khảo sát, đánh giá nghiêm túc
để góp phần giải đáp một số thắc mắc được đặt ra.
Đi sâu hơn, tác giả Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện, Đỗ Trọng Hùng (2013), trong cuốn sách xây dựng NTM ở Việt Nam: Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới. Tác giả đã chỉ ra cách nhìn khá rộng trong việc đổi mới nhận thức vai trò của nền nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tập thể tác giả đã đưa ra những gợi ý về cách thức triển khai và xây dựng NTM như (1) tổ chức xây dựng và quy hoạch phát triển nông thôn, (2) chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với sự
phát triển của kinh tế thị trường, (3) tăng cường khai thác các nguồn lực mới thông qua sự phát triển của ứng dụng khoa hoc- công nghệ, (4) Vận dụng sự đa dạng hoá trong sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý phù hợp, (5) Nâng cao đời sống của người dân, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra cuốn sách còn cung cấp các kỹ năng cần thiết về thực thi pháp luật, khả năng quản lý và triển khai chương trình xây dựng NTM.
Cũng bàn về Chương trình thí điểm xây dựng NTM, tác giả Dương Thị
Bích Diệp (2014) trong bài viết của mình đã tập trung phân tích thực trạng triển khai chương trình xây dựng NTM tại 11 xã điểm do Trung ương chỉđạo; nguyên nhân dẫn tới hạn chế, bất cập; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ trương xây dựng NTM trên cả nước.
Tác giả Trần Hồng Quảng (2015), trong luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị, tác giả đã nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế nông thôn trong xây dựng NTM. Phân tích và đánh giá thực trạng kinh tế nông thôn trong xây dựng NTM ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua. Tác giả đã đưa ra đề xuất và giải pháp xây dựng NTM tại tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.
Tác giả Nguyễn Văn Hùng (2015), trong luận án Tiến sĩ Kinh tế của mình, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về xây dựng NTM trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cấp tỉnh. Trên cơ sở xác định những tiềm năng cùng với những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh; đánh giá thực trạng xây dựng NTM trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo 11 nội dung (19 tiêu chí). Đặc biệt luận án đã phân tích làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế cũng như
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Từ đó công trình nghiên cứu đã đề
xuất phương hướng, giải pháp xây dựng NTM trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020.
Tác giả Phan Văn Hiếu (2017), trong luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị
của mình, tác giả đã nghiên cứu đã hệ thống hóa và làm rõ điểm mới cơ sở lý luận về kinh tế tập thể trong xây dựng NTM trước yêu cầu phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam. Tìm hiểu và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng NTM trên thế giới và trong nước làm làm cơ sở
khoa học và thực tiễn để phân tích ở tỉnh Quảng Ngãi. Luận án đã tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng kinh tế tập thể trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011 đến nay. Trong đó tập trung phân tích nhằm làm rõ những thành tựu, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của thực trạng phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó, đề
xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế
tập thể trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Tác giả Nguyễn Tiến Toàn (2019), trong công trình luận Tiến sỹ của mình về hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng NTM tại Hà Nội, tác giả đã viết: Thành phố Hà Nội đang thực sự là địa phương đi đầu trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công này chính là thành phố đã phát huy được vai trò, sự đóng góp tích cực của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng NTM. Thành phố phấn đấu đến cuối năm 2020 Hà Nội sẽ hoàn thành vượt mức chỉ
tiêu có trên 80% số xã trở lên đạt chuẩn. Từ sự thành công của quá trình xây dựng NTM ở Hà Nội có thể khẳng định: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ
sở trong xây dựng NTM là vô cùng quan trọng. Điều này được thể hiện ở các khía cạnh: (1) quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của T.Ư, các chỉ thị, nghị quyết của Thành ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM, chủ động nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, kịp thời xây dựng các chương trình với lộ trình, cách làm phù hợp, sáng tạo; (2) công tác chỉđạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, với sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp của thành phố với sự đổi mới mạnh mẽ, với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, tích cực của các cấp, các ngành, trong từng thời kỳ cụ thể; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng
điểm và khâu đột phá, tập trung tổ chức thực hiện nhiệm vụ sâu sát, quyết liệt, dứt điểm, tạo ra bước chuyển biến rõ rệt về lĩnh vực phát triển nông nghiệp và
xây dựng NTM của Thủ đô; (3) chú trọng và có giải pháp cụ thể, khả thi để
chủ động thu hút, phát huy, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực,
đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa, tập trung đầu tư cho lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM. Vai trò của hệ thống chính trị
cấp cơ sở trong xây dựng NTM được phân tích và làm rõ dựa trên cơ sở lý luận về hệ thống chính trị và xây dựng NTM, cũng như những điều kiện thực tiễn của thành phố Hà Nội. Cụ thể là các vai trò: (1) Vai trò nắm bắt chỉ thị, nghị quyết và chính sách, pháp luật trong xây dựng NTM; (2) Vai trò tuyên truyền vận động tham gia xây dựng NTM; (3) Vai trò xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM; (4) Vai trò tổ chức thực hiện xây dựng NTM; (5) Vai trò kiểm tra, giám sát trong xây dựng NTM; (6) Vai trò huy
động nguồn lực trong xây dựng NTM; (7) Vai trò đề xuất, kiến nghị lên các cơ quan và cấp có thẩm quyền. Từ những bằng chứng thể hiện trong nghiên cứu cho thấy những vai trò trên không thể thiếu trong quá trình thực hiện NTM của địa phương. Về cơ bản, hệ thống chính trị cấp xã trên địa bàn phố
Hà Nội đã phát huy được vai trò của mình trong quá trình xây dựng NTM. Tuy nhiên, nổi bật nhất là vai trò của tổ chức cơ sở Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị cấp xã thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng NTM. Song, đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội lại chưa thực sự được phát huy đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xây dựng NTM, nhất là trong vận động, tuyên truyền; kiểm tra, giám sát và huy động các nguồn lực. Trong khi đó, vai trò của HĐND, UBND xã trong tổ chức thực hiện, huy động các nguồn lực xây dựng NTM còn nhiều bất cập. Kết quả
nghiên cứu có thể khái quát một số kinh nghiệm trong việc phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng NTM ở thành phố Hà Nội.
Đó là: (1) xem xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; (2) phải đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư; (3) phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM là yếu tố quyết định cho sự thành công của chương
trình; (4) phải bám sát định hướng xây dựng NTM của Nhà nước, vận dụng linh hoạt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; (5) xây dựng NTM phải gắn liền với quá trình đô thị
hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra nhiều nguyên nhân trong hệ thống chính trị cấp xã và đề xuất giải pháp liên quan trực tiếp đến vai trò của hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt là tiến hành khảo sát thực tiễn tại 30 xã và 5 huyện trên địa bàn Hà Nội với khoảng hơn 600 ý kiến của người dân và cán bộ đảng viên. Luận án cũng đã dựa trên nhiều tài liệu báo cáo có liên quan đến hệ thống chính trị cấp xã và xây dựng NTM của các cơ quan, địa phương trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó nhà chính sách đã tập trung phân tích chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị
cấp cơ sở trong xây dựng NTM trên địa bàn thành Hà Nội. Mặc dù vậy, đây mới chỉ là bước đầu, công việc này cần phải được tiếp tục làm rõ hơn bằng những nghiên cứu tiếp theo.