Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu Tran thi anh hoa (Trang 41 - 44)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình xây dựng nông thôn

hình thức tổ chức sản xuất (tăng 91 xã so với đầu năm 2016), Tiêu chí Thủy lợi (tăng 114 xã so với đầu năm 2016), tiêu chí Điện (tăng 77 xã so với đầu năm 2016). Tiêu chí giao thông (tăng 63 xã so với đầu năm 2016).

Hệ thống hạ tầng nông thôn được củng cố phát triển mạnh, nhất là giao thông nông thôn, nhà văn hóa xã, bản; công tác quảng bá, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản được đặt biệt quan tâm chỉ đạo. Các Ban chỉ đạo về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển lâm nghiệp bền vững, phát triển thủy sản vùng lòng hồ công trình thủy điện; chế biến, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp tiếp tục phát huy hiệu quả cao. Đời sống nông dân được cải thiện, tổng sản phẩm bình quân đầu người ước đạt 40,6 triệu đồng/người/năm, tăng 2.6 triệu đồng so với năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, năm 2019 còn 22,44%, giảm 2,98% so với năm 2018, trình độ tổ chức sản xuất của nông dân, nhất là liên kết sản xuất thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã, tham gia chuỗi liên kết phát triển mạnh...Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” được triển khai, đã có 28 sản phẩm được công nhận đạt từ 03 sao trở lên….v.v. Bộ mặt nông thôn khởi sắc ở nhiều nơi, toàn tỉnh đạt bình quân 11.96 tiêu chí/xã, tăng 1.64 tiêu chí so với năm 2018, lũy kế có 41 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

1.2.5. Các nhân t nh hưởng đến thc hin chương trình xây dng nông thôn mi thôn mi

a. Năng lực của Ban chỉđạo xây dựng nông thôn mới

Tăng cường huy động, đa dạng hoá các nguồn lực, bố trí nguồn lực hợp lý, bảo đảm hiệu quả đầu tư để thực hiện Chương trình; Tăng cường lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình, kế hoạch, dự án của từng ngành và mỗi địa phương để ưu tiên hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nhằm đạt

được mục tiêu của Tỉnh, của ngành, của địa phương; Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực xây dựng nông thôn mới; huy động nguồn lực tại chỗ, nguồn lực huy động của các tổ chức, doanh nghiệp, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; Bên cạnh đó bố trí, sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu quả.

b. Sự tham gia của cộng đồng trong huy động các nguồn lực

Mục đích sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước rõ ràng theo từng nội dung chương trình nên tránh được việc sử dụng nguồn lực sai mục đích. Nguồn lực huy động từ doanh nghiệp và nhân dân đóng góp vào Chương trình nông thôn mới được quyết định sử dụng trên cơ sở lấy ý kiến của người dân nên đảm bảo tính minh bạch, việc sử dụng nguồn lực sẽ

phù hợp với nhu cầu người dân.

c. Yếu tố kinh tế địa phương

Đây là nguồn lực cực kỳ quan trọng giúp các địa phương trong thực hiện tốt các tiêu chí để về đích đúng hẹn. Trong quá trình thực hiện, các địa phương cũng đang gặp phải khó khăn nhất định trong việc huy động và sử

dụng các nguồn lực như: Nguồn huy động từ doanh nghiệp còn hạn chế và có khoảng cách lớn nhất so với mục tiêu đề ra. Nguồn ngân sách trực tiếp cho Chương trình cũng đạt thấp so với mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách Trung ương bố trí cho Chương trình trong những năm qua chưa đáp ứng

được nhu cầu thực tế, nguồn vốn hỗ trợ chậm đã ảnh hưởng tới kế hoạch và tiến độ triển khai thực hiện.

d. Yếu tố kinh tế hộ

Hộ gia đình là hạt nhân của xã hội, kinh tế hộ gia đình là hạt nhân, là

đơn vị cơ sở góp phần chung vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Kinh tế

hộ gia đình phát triển đồng nghĩa với đói nghèo được đẩy lùi tạo sự đổi thay diện mạo của nông thôn. Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, tiêu chí

xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân là tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ thành công của chương trình. Xác định được điều này trong thúc đẩy phát triển kinh tế hộ, xóa đói giảm nghèo phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới, như: xóa đói giảm nghèo theo địa chỉ, tổ chức các lớp đào tạo nghề cho nông dân, tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn ưu đãi thông qua các tổ chức chính trị, đoàn thể, triển khai các mô hình kinh tế điểm, từ đó nâng cao khả năng kinh tế của người dân nông thôn nhằm tăng mức đóng góp trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

đ. Cơ chế và chính sách trong huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng

nông thôn mới.

Các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình hỗ trợ có mục tiêu các dự án trên địa bàn nông thôn theo hướng tăng cường phân cấp cho cơ sở.

Cần có những cơ chế tạo điều kiện có sự tham gia trực tiếp của người dân và doanh nghiệp. nhất là phải có cơ chế chính sách ưu đãi, đủ sức hấp dẫn

để mời gọi được nhiều doanh nghiệp về đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tăng cường nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới tương xứng với mục tiêu đề ra,

Cuối cùng và quan trong nhất là xây dựng các chính sách trong xây dựng nông thôn mới cần tính đến chú ý tới tính chất đa dạng cả về điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội, tập quán, tài nguyên của từng vùng, miên để có mô hình nông thôn mới phù hợp mà cốt lõi là đời sống vật chất tinh thân của người dân không những tăng lên, không nên khuôn mẫu áp đặt chung cho tất cả các nơi.Vì vậy, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới cho sát với thực tế. Đây là nhân tố quan trọng trong tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất, góp phần phát triển bền vững nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

1.2.6. Bài hc kinh nghim rút ra trong vic xây dng nông thôn mi ti huyn Mai Sơn, tnh Sơn La

Một phần của tài liệu Tran thi anh hoa (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)