Hiện trạng sử dụng đất của huyện Mai Sơn năm 2020

Một phần của tài liệu Tran thi anh hoa (Trang 48 - 62)

STT Nhóm đất Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

I Đất nông ngiệp 93.057,33 98.757,57 101.468,83

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 38.673,08 44.577,55 49.383,53

1.2 Đất lâm nghiệp 53.927,33 53.668,28 51.484,45

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 366,32 425,22 518,55

1.4 Đất nông nghiệp khác 90,60 86,52 82,30

II Đất phi nông nghiệp 5.872,79 6.149,06 6.548,63

2.1 Đất ở 853,26 925,75 1.057,85

2.2 Đất chuyên dùng 2.920,32 3.146,82 3.460,55

2.3 Đất tơn giáo, tín ngưỡng 0,46 0,46 0,46

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 365,74 365,74 365,74

2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 1.604,47 1.604,47 1.604,47

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 128,54 105,28 59,56

III Đất chưa sử dụng 43.740,48 37.763,97 34.653,14

3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng 43.740,48 37.763,97 34.653,14

Tổng 142.670,60 142.670,60 142.670,60

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Mai Sơn năm 2020)

2.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của huyện Mai Sơn được đánh giá là đa dạng và phong phú

nhưng phần lớn có quy mơ nhỏ, trữ lượng không lớn, phân tán và điều kiện khai thác không thuận tiện, xa đường giao thơng. Đáng chú ý có các loại khoáng sản sau: Vàng sa khoáng, đồng, đá vôi và đất sét,…

2.1.1.6. Tài nguyên sinh vật

Hiện nay phần lớn diện tích rừng là rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng tre nứa và rừng hỗn giao trữ lượng thấp. Chỉ có một số ít diện tích rừng có trữ lượng lớn và chất lượng rừng tương đối tốt tập trung chủ yếu ở các xã như: Phiêng Pằn, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Nà Ớt, tài nguyên chủ yếu phân bố các các nơi có địa hình hiểm trở với độ cao trên 1.000 m và có độ dốc khá lớn làm hạn chế khả

năng khai thác.

2.1.2. Dân số - Lao động

Tổng dân số toàn huyện, năm 2020 khoảng 165.283 người gồm 06 dân tộc chủ yếu, dân tộc Thái chiếm 57,7%, dân tộc Kinh chiếm 23,5%, dân tộc Mông chiếm 11,7%, dân tộc Sinh Mun chiếm 3,9%, dân tộc Khơ Mú chiếm 2,9%; dân tộc Mường chiếm 0,8%, các dân tộc khác chiếm 0,4%; dân số ở

vùng thị trấn chiếm 10,97 %; nông thôn chiếm 89,03%.

Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện là 104.293 người, chiếm 63,09 % tổng số nhân khẩu, trong đó lao

động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm 76,5%, công nghiệp và xây

dựng chiếm 5,5%, dịch vụ 18%.

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế

Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển, phát huy được tiềm năng, lợi thế của huyện gắn với thị trường. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2020 ước

đạt 3.548 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 1,85 lần so với năm 2015. Sản lượng

lương thực có hạt năm 2020 ước đạt 86,5 ngàn tấn, giảm 19,71% so với năm

2015 (do chuyển đổi diện tích cây ngơ, lúa nương, mía, sắn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả trên đất dốc).

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt kết quả tích cực, phát huy tiềm năng,

thế mạnh của địa phương, từng bước chuyển đổi diện tích cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây ăn quả, cây trồng có hiệu quả kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với đẩy mạnh ứng dụng khoa học cơng nghệ;

hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Trong 5 năm (2015-2020) đã tạo được bước đột phá trong phát triển

cây ăn quả, tổng diện tích cây ăn quả tồn huyện Mai Sơn đến nay là 10.565 ha (tăng 9.162 ha so với năm 2015), sản lượng quả ước đạt 41.500 tấn, trong đó có 3.000 ha ứng dụng cơng nghệ cao, gần 800 ha sản xuất hữu cơ, 291 ha được cấp chứng nhận Vietgap (chủ yếu tại các xã: Cò Nòi, Chiềng Mung,

Chiềng Ban, Hát Lót, Nà Bó, Mường Bon, thị trấn Hát Lót), nhiều loại sản

phẩm có thương hiệu, chất lượng đảm bảo đáp ứng thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước; phục vụ chế biến, xuất khẩu; nhiều diện tích cho thu nhập từ trên 300 triệu đồng/ha/năm.

Chăn ni được thực hiện đa dạng các loại hình chăn nuôi, chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trang trại và khuyến khích đẩy mạnh đầu tư chiều sâu; nâng cao chất lượng, tăng quy mô đàn gia súc, gia cầm góp

phần nâng cao thu nhập từ chăn nuôi; tổng đàn gia súc, gia cầm ước đạt 1,517

triệu con. Tổng diện tích ni trồng thủy sản là 325 ha, giảm 17,5 ha so với năm 2015, sản lượng cả giai đoạn 2015-2020 ước đạt 2.578 tấn, trong đó sản lượng

khai thác 340 tấn.

Cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp đã có bước phát triển nhanh kể cả về quy mô, số lượng; các doanh nghiệp chú trọng đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, giá trị chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng

lên, tạo thêm việc làm khoảng trên 6.000 lao động địa phương, đóng góp tích

cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhiều cơ sở sản xuất mới được hình thành bước đầu phát huy hiệu quả đầu tư như: Khu công nghiệp Mai Sơn,

sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản... Từ năm 2016 đến nay, thu hút đầu tư 50 dự án. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn

2016-2020 đạt 13.648,5 tỷ đồng (giá hiện hành), tốc độ tăng bình quân

11,3%/năm.

Năm 2020, tỷ lệ dân số được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 96%, tăng 3% so với năm 2015; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện sinh hoạt đạt

98,7% tăng 6,2% so với năm 2015.

Các hoạt động dịch vụ phát triển mạnh cả loại hình và quy mơ, hàng

hố đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Tỷ

trọng ngành dịch vụ - du lịch năm 2020 đạt 35,9%. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ - du lịch năm 2020 đạt 6.245 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm

(2015-2020) đạt 6,3%/năm. Nhiều sản phẩm (Đường, xi măng, tinh bột sắn, cà

phê, các sản phẩm nông sản) đã được xuất khẩu vào thị trường các nước

như: Trung Quốc, Mỹ, Đức, Philipin, Lào...

Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, đa dạng loại hình hoạt động, tăng cường liên doanh, liên kết sản xuất, củng cố về quy mô, số

lượng, chất lượng được nâng lên tạo thêm hàng chục nghìn việc làm cho

người lao động và tăng thu ngân sách cho địa phương; đến nay trên địa bàn

huyện có 127 hợp tác xã (tăng 90 hợp tác xã so với năm 2015), trên 250 tổ hợp tác, gần 300 doanh nghiệp (tăng hơn 100 doanh nghiệp) và hơn 2000 hộ sản xuất, kinh doanh, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Thực hiện có hiệu quả các chính sách của trung ương, của tỉnh hỗ trợ phát

Chương trình xây dựng nơng thơn mới đã phát huy được tính chủ động và tự giác trong nhân dân, khai thác thế mạnh, lợi thế của từng xã, bộ

mặt nơng thơn có nhiều đổi mới, đời sống, vật chất tinh thần của nhân dân

được nâng lên, đến nay tồn huyện đạt 267 tiêu chí (tăng 120 tiêu chí so

với năm 2015); bình qn mỗi xã đạt 12,71 tiêu chí; có 07 xã đạt chuẩn

nông thôn mới (Chiềng Ban năm 2015; Mường Chanh năm 2017; Mường Bon, Hát Lót năm 2018; Cò Nòi, Chiềng Sung năm 2019, Nà Bó năm 2020); 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (xã Chiềng Ban).

2.1.3.2. Tình hình phát triển văn hóa, xã hội

Giáo dục và Đào tạo được củng cố và phát triển khá toàn diện ở các cấp học. Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm và từng bước được nâng lên. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường hàng năm đạt 97-98%. Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; đến hết năm 2020, tồn huyện có 22/22 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; có 24

trường được cơng nhận trường đạt chuẩn quốc gia, có 22/22 xã, thị trấn có

trung tâm giáo dục cộng đồng. Hiệu quả giáo dục bậc tiểu học đạt 98%; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bậc THCS đạt 99,8%.

Y tế, dân số và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được tăng

cường. Tồn huyện có 327 cán bộ y tế, 100% các bản có nhân viên y tế bản, tiểu khu hoạt động; 22 xã có bác sĩ; 100% trạm y tế xã, thị trấn có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; đạt 22,5 số giường bệnh/1 vạn dân, 06 bác sỹ/1 vạn dân.

Năm 2020, tồn huyện có 22 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 16,4%; tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 98%.

Các hoạt động văn hố, thơng tin được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” được

triển khai rộng khắp, gắn với thực hiện Chương trình xây dựng “Nơng thơn

26.585/38.198 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 69,6% (bình qn hàng năm tăng 1,6%); 197/327 bản, tiểu khu văn hóa, đạt 60% (bình qn hàng năm tăng 3%); 151/154 cơ quan, đơn vị văn hóa, đạt 98% (bình quân hàng năm tăng 2%); tỷ lệ hộ gia đình được xem truyền hình và nghe Đài tiếng nói Việt Nam đạt

99%; 100% các xã, thị trấn có Internet băng thơng rộng cố định; tỷ lệ người dân sử dụng Internet băng thông rộng và di động đạt trên 46%.

Cơng tác xố đói giảm nghèo được quan tâm, đời sống nhân dân các dân

tộc được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2020 còn 12,77%; đào tạo,

chuyển giao hướng nghiệp cho 68.751 người; tạo việc làm mới cho trên 2.000 người/năm.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn

huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La;

- Nguồn lực và thu nhập của hộ nông thôn trong xây dựng NTM tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La;

- Những khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La;

- Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình xây

dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

2.3. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu

Sử dụng tiếp cận hệ thống để thu thập và phân tích thơng tin số liệu liên quan đến xây dựng NTM.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Nhà nước các cấp: tỉnh, huyện, xã liên quan đến NTM. Thu thập thông tin từ những báo cáo, tài liệu đã được công bố trên cổng thơng tin điện tử Chương trình MTQG xây dựng NTM, tại địa chỉ nongthonmoi.gov.vn; các tài liệu

thống kê do các cơ quan của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn và các xã thuộc vùng đề tài nghiên cứu. Những số liệu này thu thập chủ yếu từ: UBND huyện Mai Sơn, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, chi cục Thống kê, phịng Tài ngun và Mơi trường, phịng Kinh tế - Hạ tầng, phịng Tài chính - Kế hoạch, phòng Văn hố - Thơng tin - Thể thao,…

2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a) Phương pháp chọn xã điều tra

Hiện nay huyện Mai Sơn có 14 xã chưa đạt chuẩn NTM. Đề tài lựa

chọn 3 xã: Mường Bằng, Chiềng Lương và Chiềng Nơi đại diện cho 14 xã

chưa đạt chuẩn NTM để điều tra. Lý do lựa chọn các xã này như sau:

- Việc lựa chọn các xã chưa đạt chuẩn NTM để chúng ta phát hiện

những khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn

huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

- Xã Mường Bằng: là xã có điều kiện kinh tế, xã hội, dân trí khá thuận lợi, là xã nằm trong kế hoạch công nhận NTM năm 2021. Xã Mường Bằng

đại diện cho nhóm xã khá nhất này, gồm 4 xã Chiềng Mung, Mường Bằng,

Chiềng Mai, và Chiềng Chung; Đạt chuẩn từ 13-18 tiêu chí NTM.

- Xã Chiềng Lương: là xã có điều kiện kinh tế, xã hội, dân trí ở mức

trung bình, có kế hoạch về đích NTM trong giai đoạn 2021-2025; Đại diện

cho nhóm xã có khó khăn ở mức trung bình này, gồm 3 xã: Chiềng Lương, Chiềng Ve và Chiềng Chăn; Đạt chuẩn từ 10-12 tiêu chí NTM.

- Xã Chiềng Nơi: là xã vùng khó khăn nhất, có điều kiện kinh tế - xã hội thấp nhất, dân trí khó khăn nhất trên địa bàn huyện Mai Sơn; Đại diện cho

Chiềng Nơi, Phiêng Cằm, Phiêng Pằn và Tà Hộc, mới chỉ đạt chuẩn dưới 9 tiêu chí NTM.

b) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu bằng các phương pháp sau đây: (1) Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra:

Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến thu nhập của hộ gia đình nơng thơn cũng như các đánh giá của nông hộ

về xây dựng Nông thôn mới ở địa phương. Để tiến hành phương pháp này,

một công cụ cần thiết lập là phiếu điều tra về thu nhập của nông hộ. Nội dung phiếu điều tra bao gồm ít nhất các thơng tin sau đây: Đặc điểm danh tính của nơng hộ (họ tên, tuổi, địa chỉ, dân tộc, nhóm hộ,...), nguồn lực chính của hộ, thu nhập (nông nghiệp, phi nông nghiệp, tổng thu nhập,...) của hộ. Mẫu phiếu

điều tra hộ nơng thơn được trình bày ở phần phụ lục.

Dung lượng mẫu điều tra: Mỗi đơn vị điều tra 30 hộ/xã. Lý do lựa chọn cỡ mẫu điều tra mỗi xã là 30: Dựa theo cuốn “Probability and Statistical

Inference” của Hogg và Tanis (trích theo Nguyễn Văn Tuấn và Đoàn Dũng,

2012) có viết rằng cỡ mẫu dưới 25 hay dưới 30 được xem là “nhỏ”, và trên con

số đó là “lớn”. Như vậy, việc lựa chọn số 30 và được hiểu rằng cỡ mẫu phụ

thuộc rất nhiều vào độ lệch chuẩn của biến số và mức độ khác biệt của dãy số liệu. Do vậy, dung lượng mẫu điều tra ở tất cả 3 xã Mường Bằng, Chiềng

Lương và Chiềng Nơi, đại diện cho 14 xã chưa đạt chuẩn NTM của huyện Mai Sơn là 90 hộ.

(2) Phương pháp lựa chọn hộ điều tra dựa trên sự thuận tiện khi tác

nghiệp trên hiện trường dưới sự tư vấn của lãnh đạo xã, bản.

(3) Phương pháp phỏng vấn sâu: Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài

để thu thập các thông tin liên quan đến các tiêu chí xây dựng Nơng thơn mới

An ninh - hành chính cơng. Để thu thập thơng tin bằng phương pháp này cần một bảng kiểm kê liệt kê những thơng tin liên quan đến các nhóm tiêu chí trên

đây. Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo xã và cán bộ phụ trách NTM của 3 xã

trên địa bàn.

(4) Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Đối tượng thảo luận nhóm là đại diện lãnh đạo phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn, cán bộ phụ trách NTM của phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, đại diện Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, lãnh đạo UBND 3 xã trong đề tài, cán bộ NTM của 3 xã trên địa bàn. Nội dung thảo luận là những liên quan đến khó khăn, rào cản, hạn chế yếu kém, giải pháp tháo gỡ để đẩy

mạnh xây dựng NTM, Đo lường mức độ khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến xây dựng NTM trên địa bàn được xác định bằng cách cho điểm. Chi tiết cách

đánh giá, cho điểm được trình bày ở mục Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề

tài, được trình bày ở mục tiếp sau trong chương này.

2.3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

(1) Phương pháp thống kê: Các số liệu được thu thập trong nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở dữ liệu và kết quả thống kê kinh tế xã hội của Chi cục thống kê huyện. Ngoài ra đề tài cũng sử dụng các số liệu thứ cấp đã do các tổ chức, ban ngành cung cấp để so sánh, phân tích và làm sáng tỏ kết quả nghiên cứu.

(2) Phương pháp phân tích trên máy tính bằng phần mềm Excel với

Một phần của tài liệu Tran thi anh hoa (Trang 48 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)