Bản đồ 2.1 Bản đồ hành chính huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
3.4. Khó khăn, thách thức, rào cản, hạn chế trong xây dựng nông thôn mớ
3.4.9. Chất lượng đạt chuẩn NTM và duy trì bền vững kết quả còn hạn chế
Chất lượng đạt chuẩn NTM còn hạn chế, cơng tác duy trì kết quả đạt được các tiêu chí sau đạt chuẩn thiếu bền vững. Nhiều xã đã đạt chuẩn theo
bộ tiêu chí NTM ở giai đoạn trước, đến nay chưa đáp ứng được một số yêu
cầu của bộ tiêu chí mới. Một số cơng trình hạ tầng chưa thực sự được quan
tâm, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, nên ngày càng đang có xu hướng
xuống cấp. Nhiều xã ở các khu vực khó khăn đã được ưu tiên nguồn lực đầu tư để phấn đấu đạt chuẩn, làm điển hình cho các xã khác học hỏi và làm theo. Tuy nhiên, chất lượng đạt chuẩn chỉ ở mức “chạm ngưỡng”.
Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các hạn chế về chất lượng đạt chuẩn NTM và duy trì bền vững kết quả đến xây dựng NTM ở huyện Mai
Sơn đạt ở mức độ 4 với 7,0 điểm, mức ý nghĩa cao so với các khó khăn, thách thức, rào cản khác (Bảng 3.13).
3.4.10. Khó khăn khác
Xác định Chương trình MTQG xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng khơng có điểm kết thúc. Tuy nhiên, việc hệ
thống hóa tổ chức bộ máy vận hành chưa thực sự thống nhất và đồng bộ từ
bộ, người dân cịn trơng chờ, ỷ lại nguồn vốn đầu tư của nhà nước,… Ngoài
ra, cùng với sự mai một dần về các tài sản văn hóa, sự phụ thuộc của người dân tộc thiểu số ở các xã, bản ĐBKK ngày càng nhiều. Kể từ sau đổi mới, sự gia nhập mạnh mẽ của cộng đồng dân tộc vào nền kinh tế thị trường đã làm
cho phần lớn người dân tộc thiểu số ngày càng phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống kinh tế từ bên ngoài. Giờ đây, tất cả các hộ dân tộc thiểu số đều ít hay nhiều phải dựa vào nguồn hàng hóa đến từ miền xi như: phân bón, thuốc
trừ sâu, quần áo… Ẩm thực truyền thống (như cơm lam nếp, khấu nhục, rượu
men lá, rượu cần,…) ngày càng mai một, thay vào đó là rượu gạo, rượu chai,
bia lon, mỳ tơm,… Về mặt văn hóa, tri thức bản địa đã trở thành thứ yếu, hay kém hơn văn hóa quốc gia do sự phát triển của cơng nghệ thông tin, quảng bá của giới truyền thông. Mặt khác, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước được triển khai dưới cái tên “Phát triển bền vững” cũng đã trở
thành một gánh nặng cho đời sống văn hóa xã hội và sự duy trì bền vững của
đồng bào dân tộc ở xã, bản ĐBKK. Sự phụ thuộc ngày càng lớn vào kinh tế
thị trường bên ngồi cũng đã đẩy người nơng dân các xã, bản ĐBKK vào
cảnh nợ nần, nghèo đói và bần cùng hóa. Như vậy, kinh tế thị trường và tác
động của một số chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã dần làm mất đi nhiều
văn hóa truyền thống vốn có của người DTTS vùng cao.
Trong kế hoạch thực hiện hàng năm của từng xã còn tập trung, quan tâm quá nhiều đến việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất mà thiếu sự quan tâm đến các vấn đề nâng cao thu nhập, đào tạo nguồn nhân lực, gìn giữ phát triển văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các khó khăn khác đến xây
dựng NTM ở huyện Mai Sơn đạt ở mức độ 3 với 6,5 điểm, mức ý nghĩa trung bình so với các khó khăn, thách thức, rào cản khác (Bảng 3.13).