Xây dựng NT Mở xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Tran thi anh hoa (Trang 32 - 36)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2.2.Xây dựng NT Mở xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.2.2.Xây dựng NT Mở xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền,

đoàn thể tỉnh Ninh Bình lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, toàn diện; nhiều chính sách đặc thù dành cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã phát huy hiệu quả thiết thực.

Kỳ Phú là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, có 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Mường). Năm 2010, khi bắt tay xây dựng NTM, xã mới chỉ đạt 6/19 tiêu chí, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, hầu hết các công trình trường học, trạm y tế, nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn đều xuống cấp và cần được xây mới; các tuyến

đường giao thông nông thôn có tỷ lệ đạt chuẩn thấp. Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính nhưng lại phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, năng suất thấp. Xác định xây dựng NTM sẽ có nhiều khó khăn, Đảng ủy, chính quyền xã Kỳ Phú đã tập trung huy động mọi nguồn lực, triển khai thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án hỗ trợ khác trên địa bàn để đầu tư cơ sở hạ tầng. Theo đó, Kỳ Phú đã huy động 205 tỷđồng cho xây dựng NTM, trong đó ngân sách Nhà nước 105 tỷ đồng, vốn vay tín dụng 30 tỷ đồng, vốn tham gia của nhân dân là 70 tỷ đồng. Từ nguồn vốn huy động, xã Kỳ Phú từng bước đầu tư, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Ngoài ra, xã đã quy hoạch các vùng sản xuất sản phẩm hàng hóa theo lợi thế, chủ lực và mang tính chiến lược. Trong đó, cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đại trà. Toàn xã có 7 mô hình

phát triển kinh tế con nuôi đặc sản theo vùng miền; có 13 gia trại đạt giá trị

bình quân 300 triệu đồng/gia trại/năm. Chăn nuôi gia súc tiếp tục phát triển với 1.012 con trâu; 2.175 con bò; 2.696 con lợn. Cùng với sản xuất nông nghiệp, Kỳ Phú khuyến khích phát triển các ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp, dịch vụ du lịch, thương mại. Trên địa bàn xã có 9 doanh nghiệp, 1 HTX và 5 hộ kinh doanh ngành nghề đang hoạt động, thu hút 200 lao động có mức thu nhập ổn định từ 4,5 triệu đồng/người/tháng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất công nghiệp - thương mại dịch vụ: Nông nghiệp chiếm 67%; dịch vụ chiếm 33%. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay đạt 21 triệu đồng/năm, tăng gần 7 triệu đồng/năm so với năm 2010. Theo Chủ

tịch UBND xã Kỳ Phú VũĐình Lâm: Đến hết năm 2020, xã đã đạt 19/19 tiêu chí và vềđích NTM. Mục tiêu những năm tới là xã tiếp tục duy trì các tiêu chí

đã đạt, phấn đấu đến năm 2025 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Để đạt kết quả đó, thời gian tới, Kỳ Phú tiếp tục thực hiện và duy trì các tiêu chí của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 5 xã và 24 thôn bản đặc biệt khó khăn được thụ hưởng với tổng số vốn là 66.931 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng 48.863 triệu đồng, vốn sự nghiệp 18.068 triệu đồng. Các địa phương được thụ hưởng nguồn vốn này đã thực hiện 79 công trình, trong đó 14 công trình giáo dục, 46 công trình đường giao thông nông thôn, 18 công trình nhà văn hóa, 1 công trình thủy lợi. Ngoài ra, nguồn vốn 135 cũng đã hỗ trợ trực tiếp giống vật nuôi, thuốc phòng bệnh cho vật nuôi, phân bón, giống cây trồng cho hộ

nghèo, cận nghèo thuộc các xã, thôn đặc biệt khó khăn; trợ giúp đào tạo pháp lý cho cán bộ thực hiện chính sách và đào tạo nâng cao kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình cho hộ nghèo, cận nghèo thuộc các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí thực hiện 14.359 triệu đồng. Đây chính là "đòn bẩy" giúp các xã nghèo vươn lên phát triển kinh tế. Cùng với nguồn vốn 135,

tỉnh đã huy động các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia khác. Theo

đó, lũy kế đến hết năm 2020, toàn tỉnh huy động được 13.120 tỷ đồng, trong

đó (Ngân sách Trung ương 239,3 tỷ đồng; ngân sách địa phương 1.912,5 tỷ

đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình dự án 2.041 tỷ đồng; vốn tín dụng 7.743,2 tỷ đồng; vốn hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp 718,4 tỷ đồng; vốn huy động cộng đồng dân cư 465,6 tỷ đồng). Sau 9 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã có 48/54 xã thuộc khu vực miền núi đạt chuẩn NTM. Chương trình MTQG xây dựng NTM đã mang lại diện mạo mới cho các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

1.2.2.3. Xây dựng nông thôn mới ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được huyện Anh Sơn triển khai từ năm 2011. Thời điểm đó, xuất phát điểm của huyện thấp, hạ

tầng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, địa hình phức tạp, trình độ dân trí không đồng đều giữa các địa phương; giai đoạn đầu triển khai thực hiện Chương trình trong bối cảnh chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ thực hiện Chương trình còn hạn chế, trong khi nhu cầu nguồn lực là rất lớn; sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ; phương thức sản xuất còn lạc hậu; tổ chức sản xuất chưa bài bản; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp vào địa bàn,…

Qua gần 10 năm triển khai thực hiện xây Chương trình đã tạo sự

chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi diện mạo khu vực nông thôn. Kết quả phong trào xây dựng NTM trong những năm qua là rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện và được xác định là Chương trình trọng tâm giai

đoạn 2010 - 2020. Năm 2020, có nhiều công trình hạ tầng nông thôn được nâng cấp, đầu tư xây mới xây dựng; chất lượng giáo dục, y tế, công tác khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên; có nhiều mô hình trong sản

xuất, chăn nuôi đã đem lại hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân; chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; trong triển khai thực hiện đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo; đã phát huy được sức mạnh to lớn của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; bộ

mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2010

đến 2020 là 2.637,727 tỷ đồng, trong đó (Vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 337,629 tỷ đồng, chiếm 13,94%; Vốn doanh nghiệp là 410,74 tỷ đồng, chiếm 15,57%; Vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án, vốn tín

dụng là 916,257 tỷ đồng, chiếm 34,74%; Vốn nhân dân đóng góp là 943,101

tỷ đồng, chiếm 35,75%).

Đến tháng 6/2020, toàn huyện đã có 13 xã được UBND tỉnh quyết định công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới, chiếm 65% số xã (vượt 10 % so với Nghi quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra). Đạt 343/380 tiêu chí, bình quân đạt 16,65 tiêu chí/xã (tăng 11,7 tiêu chí/xã so với năm 2011); trong đó có 13 xã đạt 19 tiêu chí, chiếm 65%; 06 xã đạt từ 10 đến 17 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 30%; có 01 xã đạt 9 tiêu chí, chiếm 5%. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến nay ước đạt 33 triệu đồng/người/năm (năm 2011 là 15,1 triệu đồng), tăng 17,9 triệu đồng/người/năm so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo đầu năm 2011 là 21,51%, đến nay giảm còn 3,28%; Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 85,2%, tăng 18,4% so với năm 2011; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn tại Quyết định số 2570/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay đạt 95,7% (năm 2011 đạt88%). Có 21 thôn/bản được UBND huyện công nhận thôn nông thôn mới (trong đó có 8 thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn đã được công nhận đạt chuẩn nông

thôn mới). Những kết quả đạt được nêu trên bước đầu đã tạo đà cho phong trào xây dựng NTM của huyện nhà ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực đối với đời sống nhân dân. Năm 2021 huyện Anh Sơn với mục tiêu là có thêm 2 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 01 xã đạt nông thôn mới nâng cao; Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí của các xã đã được công nhận

đạt chuẩn NTM hướng đến xây dựng xã NTM nâng cao.

Một phần của tài liệu Tran thi anh hoa (Trang 32 - 36)