4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.5. Quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình xây
3.5.2. Mục tiêu, định hướng xây dựng nông thôn mới của tỉnh Sơn La
- Nghị quyết số 30-NQ/TU ngày 13/5/2015 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La đến năm 2020 xác định: Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, là nội dung cụ thể về cơ cấu lại kinh tế nông thôn, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Nhân dân là chủ thể thật sự trong tiến trình xây dựng nông thôn mới theo phương châm nhân dân làm, doanh nghiệp ủng hộ, Nhà nước hỗ trợ. Xây dựng nông thôn mới theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế, nhưng không hạ thấp tiêu chuẩn, chất lượng các tiêu chí. Tập trung đổi mới quan hệ tổ chức sản xuất, chuyển từ kinh tế cá thể nhỏ lẻ, hiệu quả thấp sang kinh tế tập thể, trọng tâm là phát triển hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Phương hướng, mục tiêu thực hiện Chương trình xây dựng NTM tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025.
+ Phương hướng: Phát huy những kết quả đã đạt được của Chương trình giai đoạn 2016-2020, đồng thời đưa ra các chương trình hành động, mục tiêu phấn đấu sát với tình hình thực tế tại địa phương; tập trung vào xây dựng nông thôn mới tại các xã bản đặc biệt khó khăn; Xác định các nội dung trọng tâm, trọng điểm các tiêu chí, nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện để tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt trong giai đoạn (2016-2020) đảm bảo thực sự nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, hướng tới hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh.
+ Mục tiêu tổng quát: Xây dựng nông thôn mới Sơn La có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc
văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ
thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường; sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng Sơn La cơ bản trở thành tỉnh phát triển ở khu vực miền núi phía Bắc.
+ Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến hết năm 2025, toàn tỉnh Sơn La có thêm 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 30% các xã đạt chuẩn xã nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đạt xã NTM nâng cao và xã nông thôn mới kiểu mẫu; 50% các bản đạt bản nông thôn mới. Không còn xã dưới 10 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới giai
đoạn 2021-2025; Mỗi xã bình quân đạt 16,5 tiêu chí theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025.
- Định hướng:
+ Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động có hiệu lực, hiệu quả,
đặc biệt là biên chế của Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp để tham mưu các nhiệm vụ mới được giao của Thủ tướng Chính phủ và tỉnh.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông về xây dựng nông thôn mới và các chương trình liên quan, hỗ trợ Chương trình xây dựng NTM ngay từ đầu năm, trọng tâm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, gương điển hình tiên tiến về người tốt việc tốt, các mô hình, HTX, hộ tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM. Đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động của các đoàn thể chính trị, xã hội như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” và “Xây dựng mô hình tự quản bảo vệ an ninh trật tự trong thôn, bản”. Kịp thời khuyến khích, động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
+ Hoàn thiện các cơ chế, chính sách: Rà soát, sửa đổi hoàn thiện các văn bản quản lý, điều hành và nghiên cứu xây dựng các chính sách hỗ trợ
triển khai thực hiện chương trình; xây dựng chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu cấp xã, nghiên cứu quy định về thôn bản nông thôn mới; hướng dẫn và nhân rộng các mô hình điển hình về xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ cho các bản thuộc các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa.
+ Tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ các nguồn vốn, các chương trình, dự án để triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động nguồn lực thực hiện chương trình theo hướng đảm bảo cân đối phân bổ nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho các nội dung, hoạt động trọng tâm, có sức lan tỏa; đa dạng hóa các nguồn vốn theo hướng xã hội hóa, huy động các nguồn vốn đầu tư
của doanh nghiệp, các HTX, tổ chức, cá nhân đối với các công trình có tính chất xã hội hóa.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; tiếp tục phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng
đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới.