Tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương

Một phần của tài liệu Tran thi anh hoa (Trang 29 - 32)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2.Tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.2.Tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương

1.2.2.1. Xây dựng NTM ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên khu vực miền núi là 798.803 ha

(bằng 76,77% diện tích cả tỉnh), dân số hơn 1 triệu người, gồm 11 huyện, với 163 xã và 1.336 thôn, bản (sau sáp nhập). Trong tổng số 163 xã xây dựng

NTM, có tới 76 xã thuộc 6 huyện nghèo đang thực hiện chính sách theo Nghị

quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ. Thực tế kết quả ở giai đoạn đầu thực hiện Chương trình xây dựng NTM, số xã đạt chuẩn NTM của tỉnh Thanh Hóa đều tập trung ở khu vực đồng bằng. Đối với khu vực miền núi việc xây dựng hoàn thành 19 tiêu chí NTM của các xã là rất khó khăn, do các xã miền núi đều có

địa bàn rộng, địa hình chia cắt, dân cư phân bố rải rác, tỷ lệ hộ nghèo cao, mức thu nhập của người dân thấp, mặt bằng dân trí cũng như nhận thức của Nhân dân về chương trình còn hạn chế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu và yếu, sản xuất chậm phát triển. Khi triển khai xây dựng NTM, bình quân mới đạt 3,3 tiêu chí/xã, chưa có xã nào đạt tiêu chí thu nhập và hộ nghèo. Vì vậy, các địa phương này bị “trắng xã NTM”. Để có bước đi phù hợp, từ năm 2013, UBND tỉnh đã chỉđạo các huyện miền núi lựa chọn một số thôn, bản có

điều kiện làm điểm để triển khai xây dựng NTM, với phương châm “có nhiều

thôn, bản NTM thì sẽ có xã NTM”. Cùng với xây dựng NTM ở cấp xã, thôn,

các địa phương miền núi đã chủ động triển khai xây dựng thôn, bản NTM kiểu mẫu làm tiền đề trong xây dựng xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM và NTM kiểu mẫu, hướng đến mục tiêu cốt lõi là không ngừng nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Để có cơ sở triển khai thực hiện, tạo động lực phấn đấu cho các địa phương, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để thực hiện Chương trình xây dựng NTM gắn với giảm nghèo bền vững, như: Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM, giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi đến năm 2020; Nghị quyết về tái cơ cấu nông nghiệp đến năm 2025; Bộ tiêu chí xã, thôn, bản NTM; Bộ tiêu chí thôn, bản NTM kiểu mẫu; Kế hoạch xây dựng mô hình NTM kiểu mẫu; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư cơ

NTM kiểu mẫu; các chính sách trên đều dành sự ưu tiên cho các xã, thôn, bản miền núi với mức hỗ trợ cao hơn so với khu vực đồng bằng.

Cùng với chính sách của tỉnh, các địa phương miền núi, một mặt đã chủ động thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn, mặt khác đã có cơ chế, chính sách riêng để hỗ trợ, khuyến khích các xã, thôn, bản xây dựng NTM, NTM kiểu mẫu. Cụ thể như: hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng vườn mẫu...; một số địa phương còn có chính sách thưởng từ 20 - 100 triệu đồng cho mỗi thôn, bản

đạt chuẩn NTM và NTM kiểu mẫu, điển hình như: Thường Xuân, Thạch Thành, Lang Chánh, Quan Sơn, Như Thanh.

Sau 10 năm triển khai xây dựng NTM, cùng với cả tỉnh, khu vực miền núi đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có bước phát triển; đời sống vật chất, tinh thần vùng

đồng bào được cải thiện rõ rệt, người nghèo đã tiếp cận thuận lợi và đầy đủ

hơn các chính sách trợ giúp của Nhà nước; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường và củng cố. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc được giữ gìn, phát huy; phong tục, tập quán lạc hậu dần

được xóa bỏ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc và miền núi cả nội địa và biên giới ổn định. Thông qua việc triển khai thực hiện xây dựng NTM đã giúp cho người dân thực sự phát huy vai trò chủ thể và chủđộng hơn trong công việc của mình, giảm phụ thuộc, trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước, từ đó đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM ở cấp xã, góp phần thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập so với khu vực đồng bằng trong quá trình xây dựng NTM. Đến hết tháng 11/2020, trong tổng số 317 xã đã đạt chuẩn NTM toàn tỉnh thì khu vực miền núi đã có 45 xã (chiếm 14,2%) và 472 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 14,3 tiêu chí/xã; 109/645 thôn, bản đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM. Đặc biệt, tại 11 huyện miền núi đã có

10 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và có 7 sản phẩm được được tỉnh đánh giá, xếp hạng OCOP từ 3 - 4 sao.

Một phần của tài liệu Tran thi anh hoa (Trang 29 - 32)