4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ởn ước ta
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2020), sau hơn 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM đến nay cả nước đã những thành tựu to lớn như đến hết quý I/2020 cả nước đã có 5.064 xã (57%) đã được công nhận đạt chuẩn NTM tăng 39,9% so với cuối năm 2015 và vượt 7% so với mục tiêu 10 năm (2010-2020). Trong đó, vùng Đồng
Bằng sông Hồng (đạt 90,7%), miền núi phía Bắc (đạt 32%), Đồng bằng sông Cửu Long (đạt 51,6%) đã hoàn thành vượt mục tiêu 5 năm (2016- 2020) được Thủ tướng Chính phủ giao, có 42/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoàn thành sớm và vượt mục tiêu 5 năm được Thủ tướng Chính phủ giao, có 9 tỉnh, thành phố đã có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Trong số các xã được công nhận đạt chuẩn NTM đã có 109/125 xã đặc biệt khó khăn hoàn thành Chương trình 135 được công nhận đạt chuẩn NTM. Đồng thời, đã có 63 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và có 08 xã
đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Bình quân cả nước đạt 15,7 tiêu chí/xã tăng 2,7 tiêu chí so với cuối năm 2015, tăng 11 tiêu chí so với năm 2010 và hoàn thành vượt mục tiêu 5 năm
(2016-2020) được Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó 04/7 vùng và 42/63
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành và vượt mục tiêu 5 năm (2016-2020) được Thủ tướng Chính phủ giao.
Cả nước đã có 124 đơn vị cấp huyện của 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM. Trong đó, có 04 huyện được Ban Chỉ đạo Trung ương lựa chọn thí
điểm xây dựng NTM, để tổng kết, đánh giá phục vụ xây dựng tiêu chí huyện NTM kiểu mẫu giai đoạn sau năm 2020. Đặc biệt tỉnh Đồng Nai và tỉnh Nam Định có 100 % xã và 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh hoàn thành xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2021):
- Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu cho giai đoạn mới 2021-2025: Phát triển kinh tế, văn hóa, môi trường, phòng chống thiên tai,... Phấn đấu ít nhất 20% số huyện được công nhận nông thôn mới nâng cao.
- Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Phải phát triển ở một tầng cao mới, theo hướng toàn diện, bền vững, gắn với tập trung nâng cao chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn so với giai đoạn trước.
Theo đó, chương trình xây dựng nông thôn mới phấn đấu đến năm 2025, phấn đấu có 50% số huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn nông thôn mới, có ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới kiểu mẫu.
Đối với tất cả các huyện đã đạt chuẩn thì phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, sau 2 năm thực hiện thí điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, 4 huyện mẫu nông thôn mới kiểu mẫu (Nam Đàn (Nghệ An), Xuân Lộc (Đồng Nai), Hải Hậu (Nam Định), Đơn Dương (Lâm Đồng)) đã từng bước hoàn thiện thiết chế hạ tầng, định dạng từng vùng với nét đặc trưng thế
mạnh của mình, tập trung sản xuất theo hướng tập trung, khai thác đúng lợi thế địa phương với tôn chỉ mục đích cuối cùng là sản xuất phát triển; kinh tế
nông thôn phát triển; thiết chế hạ tầng đồng bộ; đảm bảo môi trường; đảm bảo an sinh, nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân và xóa nghèo.
Qua hai năm tổ chức thực hiện mặc dù thời gian còn ngắn nhưng chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đã có được những kết quả rất nổi bật như: Sản xuất các khu vực này đều tăng trưởng nhanh; thu nhập cao tăng rất cao như ở Xuân Lộc (Đồng Nai) đến 66 triệu/người/năm, trong khi bình quân đầu người của chúng ta 43 triệu/người/năm. Từng huyện
đã biết khai thác lợi thế để tập trung vào khai thác lợi thế của mình về cây, về
con, về gắn với du lịch; Giảm nghèo tích cực như: Xuân Lộc (Đồng Nai) không còn hộ nghèo; Nam Đàn (Nghệ An) tỉ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,46%; Hải
Hậu (Nam Định) chỉ còn 0,05%. Thông qua việc xác định 4 huyện mẫu, đây là bài học rút ra khá tốt.
Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, việc xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu được giao cho các địa phương hoàn toàn chủ động về định hướng và nguồn lực, tập trung vào nâng cao chất lượng nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với điều kiện đặc thù, tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương. Sau hai năm thực hiện đề án, về mục tiêu xây dựng NTM cấp xã: Huyện Nam Đàn đã có 4/23 xã đạt NTM nâng cao và 1 xã đạt NTM kiểu mẫu; Huyện Hải Hậu: Có 13/34 xã đạt NTM nâng cao và 3 xã đạt NTM kiểu mẫu; Huyện Đơn Dương: Có 4/8 xã đạt NTM nâng cao và 2 xã đạt NTM kiểu mẫu; Huyện Xuân Lộc: Có 9/14 xã đạt NTM nâng cao và 3 xã đạt NTM kiểu mẫu, là huyện duy nhất vượt mục tiêu về xã NTM nâng cao và đạt mục tiêu về xã NTM kiểu mẫu (đạt mục tiêu là 8 xã NTM
nâng cao và 3 xã NTM kiểu mẫu).
Kết quả thực hiện các mục tiêu cấp huyện: Các huyện đã xây dựng và tự đề xuất được Bộ tiêu chí về huyện nông thôn mới kiểu mẫu, gắn với điều kiện, đặc điểm nổi trội của từng địa phương, trong đó: Huyện Nam Đàn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu về “Phát triển văn hóa gắn với du lịch”; Huyện Hải Hậu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu về “Sáng, Xanh, Sạch, Đẹp”; Huyện Đơn Dương xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu về “Nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao theo hướng thông minh”; Huyện Xuân Lộc xây dựng nông
thôn mới kiểu mẫu về “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững”.