Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông

Một phần của tài liệu Tran thi anh hoa (Trang 98 - 105)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.5.5.Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông

3.5. Quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình xây

3.5.5.Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông

thôn mi trên địa bàn huyn Mai Sơn, tnh Sơn La

3.5.5.1. Nhóm giải pháp chung

a) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các địa phương

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn, theo hướng đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lượng; tổ chức trồng cây bóng mát, trồng hoa hai bên đường và các đường trục bản, đường ngõ xóm có điện chiếu sáng. Hoàn thiện các công trình thuỷ lợi xuống cấp và chủđộng có những giải pháp ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế nông thôn gắn với phát triển đô thị

và từng bước hiện đại hoá cơ sợ hạ tầng cấp huyện, phát triển hệ thống cung ứng và kết nối nông sản giữa các vùng miền, khai thác tối đa những tiềm năng và lợi thế sẵn có.

b) Tái cơ cấu nông nghiệp, tổ chức sản xuất

- Tiếp tục triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, phù hợp với điều kiện kinh tế và thích ứng với biến

đổi khí hậu. Trong tâm phát triển các các cây ăn quả trên đất dốc, cây dược liệu dưới tán rùng và tăng cường các kỹ thuật sản xuất ứng dụng công nghệ

cao trong nông nghiệp hữu cơ, tạo liên kết sản xuất theo chuỗi hàng hoá nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đa dạng hoá sinh kế và giảm nghèo bền vững, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất gắn với đào tạo tay nghề và giải quyết việc làm cho người dân địa phương vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Tuyên truyền và vận động người dân chuyển đổi có cấu cây trồng, hình thành các vùng cây trồng chủ lực của huyện (như vùng cây công nghiệp, cây ăn quả…). Tăng cường chăn nuôi theo quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật – công nghệ cao trong chăn nuôi, giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

- Chuyển mạnh hướng sản xuất sang thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thực hiện theo các mô hình VietGap và Logap, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Từng bước áp dụng rộng rãi các kỹ thuật trong sản xuất ứng dụng công nghệ cao như tưới nhỏ giọt, tưới ẩm cho cây công nghiệp, cây ăn quả và coi trọng việc dự báo trong sản xuất và các tiến bộ khoa học khác.

- Nghiên cứu các cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao, chuyển đổi diện tích trồng các cây lương thực ngắn ngày trên đất dốc sang phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn, những sản phẩm phụ thu của chăn nuôi dùng làm nguồn phân bón cho các cây công nghiệp và cây ăn quả. Nghiên cứu phát triển các đàn bò chăn nuôi theo hướng nuôi nhốt

để tăng thêm thu nhập cho người dân.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” gắn với đề án phát triển các khu du lịch và các di tích lịch sử. Phát triển sản phẩm theo hướng đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu và tạo điều kiện cho việc tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm.

- Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi hơn để thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, bao tiêu sản phẩm và lĩnh vực phi nông nghiệp tạo nhiều việc làm cho lao động, nhất là tại

các xã có tiềm năng, lợi thế về hoạt động phi nông nghiệp như xã Nà Bó trong nghiên cứu này.

c) Bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn

- Tái xây dựng, gây dựng lại không gian văn hóa và không gian sinh kế

sinh tồn cho người DTTS vùng cao sinh sống ở xã, thôn bản ĐBKK được

đánh giá là giải pháp có tính cấp thiết, nên cần có chiến lược và kế hoạch cụ

thể cho từng bước đi để giữ đất, giữ bản làng vùng cao, vùng biên cương tổ

quốc. Trong các biện pháp cụ thể, thì trồng cây gây rừng gắn liền với việc giao đất, giao rừng được đặt ra ưu tiên hàng đầu để nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao độ che phủ rừng, tăng chất lượng rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, nhằm tạo lá phổi xanh cho sinh thái vùng cao. Cần có những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trồng và bảo vệ rừng, sử dụng đất rừng hợp lý, gây dựng lại không gian và văn hoá cho đồng bào dân tộc đang sinh sống tại các xã, thôn bản ĐBKK miền núi, vùng cao, biên giới trong cả nước.

- Phải đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn (tăng tỷ lệ chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật được phân loại, thu gom và xử lý); thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư các khu xử lý rác tập trung quy mô liên huyện, liên tỉnh, đồng thời khuyến khích phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ, cấp thôn trong cộng

đồng dân cư.

- Tiếp tục phát động và duy trì các phong trào nói không với rác thải nhựa, tái sử dụng chất thải nông nghiệp đảm bảo đúng quy định về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, cải tạo cảnh quan môi trường; tập trung phát triển các mô hình thôn, bản xanh, sạch, đẹp làm tiền đề cho phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh về lâu dài.

- Tăng cường thúc đẩy và xử lý những nơi gây ô nhiễm nghiêm trọng (bãi tập trung chôn lấp, làng nghề, xử lý rác, nước thải,...).

d) Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa xã hội

Bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của địa phương, chung tay xây dựng những nếp sống văn hoá mới, không mê tín dịđoan, không thương mại hoá các đám cưới, đám tang… nhân rộng các mô hình du lịch trải nghiệp và du lịch nông nghiệp- nông thôn, tăng cường vai trò tự quản và sự của tham gia của người dân trong công tác phòng ngừa và đấu tranh, ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Tăng cường xây dựng những lối sống văn hoá văn minh, đạo đức xã hội, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, tổ chức các ngày hội văn hoá thể thao cho toàn dân, nhất là các ngày hội tôn vinh các mô hình tiên tiến trong sản xuất, đời sống và sinh hoạt làm tăng thêm niềm tự hào và khích lệ ý chí vươn lên của toàn dân. Vận

động người dân tình nguyện tham gia bảo hiểm y tế và đưa các cháu trong độ

tuổi đến trường.

e) Huy động nguồn lực, lồng ghép hiệu quảcác chương trình, dự án

Huy động tối đa nguồn lực của 2 Chương trình MTQG (Giảm nghèo bền vững và Phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và Miền núi giai đoạn 2021-2025), các chương trình, dự án khác, cũng như huy động hiệu quả các nguồn lực hợp pháp khác để tập trung hoàn thành xây dựng nông thôn mới trên

địa bàn; nghiên cứu, đề xuất chính sách giao các địa phương có điều kiện phát triển, có nguồn thu hàng năm lớn hỗ trợ các địa phương khó khăn (trong tỉnh/ngoài tỉnh, huyện) đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM. Tăng cường phát huy nội lực từ cộng đồng dân cưđể nâng cao vai trò chủ thể của người dân; đẩy mạnh các giải pháp khích lệ cán bộ, người dân tự nguyên tham gia, tạo động lực hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới vùng khó khăn; từng bước thay đổi nhận thức của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số về chương trình xây dựng NTM.

3.5.5.2. Nhóm giải pháp cụ thể

a) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán

bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng

NTM, trong đó, chú trọng nâng cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng tham gia xây dựng NTM đi vào chiều sâu, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn tới từng thôn, bản, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn; thường xuyên cập nhật, phổ biến các mô hình, các

điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng NTM để nhân ra diện rộng.

b) Tập trung chỉ đạo các địa phương tiếp tục rà soát mục tiêu của giai đoạn 2021-2025 để hoàn thành và vượt mục tiêu của Thủ tướng Chính phủđã giao; chủ động bắt tay vào xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng NTM giai đoạn sau năm 2020 theo hướng làm rõ mục tiêu, rõ việc, gắn sát với điều kiện thực tiễn. Nắm bắt và kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc của xã, ưu tiên hỗ trợ cho xã về tài chính trong phạm vy nội dụng xây dựng NTM nâng cao.

c) Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật, cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng NTM theo hướng tiếp tục sáp nhập các chương trình, dự án có cùng nội dung đầu tư, nội dung hỗ trợ trên địa bàn nông thôn với Chương trình MTQG xây dựng NTM nhằm thống nhất cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương triển khai hiệu quả các nội dung của Chương trình theo chỉđạo của Trung ương, góp phần nâng cao hiệu quảđầu tư các nguồn lực, đảm bảo không chồng chéo, lãng phí nguồn lực. Rà soát, cập nhật và ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM (cấp thôn, bản, xã, huyện) phù hợp với từng giai đoạn. Ban hành các kế hoạch định hướng phát triển những năm 2021-2025.

Chủ động nghiên cứu, vận dụng ban hành các cơ chế, chính sách hỗ

trợ dựa trên điều kiện thực tế và đặc thù để tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM gắn với đô thị hoá, NTM gắn với phát triển sản xuất hàng hoá

tập trung quy mô lớn, NTM gắn với du lịch nông nghiệp - nông thôn, NTM vùng khu vực biên giới và đồng bào dân tộc thiểu số, NTM thích ứng với biến đổi khí hậu…

Có chính sách ưu tiên đặc biệt về nguồn vốn cho các xã có kế hoạch

đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao,...; tăng cường nguồn lực (vốn) cho cơ sở đểđầu tư xây dựng đồng bộ các công trình thiết yếu, dự án hỗ

trợ phát triển sản xuất theo kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.

d) Tăng cường thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

Thực hiện lồng ghép, thống nhất cơ chế đầu tư, hỗ trợ trên cùng địa bàn theo cơ chế đầu tư, cơ chế tài chính của Chương trình MTQG xây dựng NTM; có chính sách hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM và xã xây dựng NTM nâng cao.

Huy động tối đa các nguồn lực tại chỗ, phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ

trợ của Nhà nước, của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế- xã hội ủng hộ, hỗ

trợ, đầu tư vào địa bàn nông thôn. Khuyến khích thu hút các doanh nghiệp, tổ

chức đầu tư cho nông thôn trên các lĩnh vực gắn với nông thôn mới và tạo mọi điều kiện thuận lợi để khai thác và phát huy hiệu quả của các cơ sở sản xuất hiện có; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng có lợi thế của huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị xuất khẩu hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân để duy trì và giữ vững và phấn đấu đạt các tiêu chí nông thôn mới. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng. Tiếp tục huy động

đóng góp của nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện.

e) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá tình

hình thực hiện Chương trình, trong đó chú trọng quản lý chặt chẽ việc sử

dụng các nguồn lực thực hiện Chương trình (bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác).

Tăng cường các công tác kiểm tra, giám sát và phản biện của các đoàn thể, các hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và sự giám sát của cộng đồng dân cư địa phương đối với chương trình xây dựng NTM. Tiếp tục hoàn thiện và vận hành hiệu quả Hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình.

f) Giải pháp cụ thể đối với các nhóm xã khác nhau

- Nhóm xã có điều kiện kinh tế, xã hội, dân trí khá thuận lợi: có kết quả

thực hiện tốt nhất, tất cả các nhóm tiêu chí ở xã này đều đạt yêu cầu, vì vậy các xã này cần sớm hoàn thành hồ sơ, đẩy mạnh tiến trình xây dựng NTM để

có thể về đích NTM ngay trong năm 2021, 2022 hoặc 2023.

- Nhóm xã có điều kiện kinh tế, xã hội, dân trí ở mức trung bình, có kế hoạch về đích NTM trong giai đoạn 2021-2025: Các xã này có một số

nhóm tiêu chí, tiêu chí còn chưa đạt yêu cầu, nên cần tiếp tục hoàn thiện các nhóm tiêu chí này, tiêu chí này để sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM trong giai đoạn tiếp theo.

- Nhóm xã vùng ĐBKK, có điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém nhất: Đây có thể coi là nhóm xã thuộc vùng trũng thấp nhất về xây dựng NTM ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Bởi vì đây là nhóm xã khu vực ĐBKK, nên cần sự trợ

giúp của Chính phủ bằng các nguồn hỗ trợ khác. Trên thực tế, hầu hết các nhóm tiêu chí, tiêu chí xây dựng NTM ở các xã này còn chưa đạt yêu cầu, thậm chí vẫn còn có một số tiêu chí là khoảng trống, khoảng trắng, vì chưa được đầu tư, hoặc có bất kỳ can thiệp từ chương trình MTQG xây dựng NTM cũng như các Chương trình khác. Nên rất cần có chính sách đặc thù để hỗ trợ các nhóm xã này

đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM, lấp dần khoảng cách chênh lệch với các nhóm xã khác trên địa bàn huyện Mai Sơn cũng như tỉnh Sơn La.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tran thi anh hoa (Trang 98 - 105)