8. Cấu trúc của luận văn
1.2. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC
1.2.1. Mơ hình mười yếu tố động viên của Kovach (1987)
Trong nghiên cứu của Kenneth S. Kovach (1987) đã đưa ra mơ hình
mười yếu tố động viên nhân viên. Mơ hình này do Viện Quan hệ Lao động
New York (The Labounr Relations Intitule of New York) xây dựng lần đầu
tiên vào năm 1946 với đối tượng nhân viên trong ngành cơng nghiệp. Sau đó, mơ hình này được phổ biến rộng rãi và được nhiều tổ chức, nhà nghiên cứu phát triển thêm. Mơ hình mười yếu tố động viên nhân viên của Kenneth S.
Kovach như sau:
(1) Công việc thú vị (interesting work): thể hiện sự đa dạng, sáng tạo,
thách thức của công việc và cơ hội để sử dụng năng lực cá nhân.
(2) Được công nhận đầy đủ công việc đã làm (appreciation and praise for work done): thể hiện sự ghi nhận hồn thành tốt cơng việc, ghi nhận góp phần vào sự thành công của công ty.
(3) Sự tự chủ trong công việc (feeling of being in on things): thể hiện nhân viên được quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm với công việc, được khuyến khích tham gia vào các quyết định liên quan đến công
việc và được khuyến khích đưa ra những sáng kiến.
(4) Công việc ổn định (job security): thể hiện công việc ổn định,
không phải lo lắng đến việc giữ việc làm.
(5) Lương cao (good wages): thể hiện nhân viên được nhận tiền lương
tương xứng với kết quả làm việc, lương đảm bảo cuộc sống cá nhân
(6) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp (opportunities for advancement and development): thể hiện những cơ hội thăng tiến và phát
triển trong doanh nghiệp.
(7) Điều kiện làm việc tốt (good working conditions): thể hiện vấn
đề an toàn, vệ sinh và thời gian làm việc.
(8) Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên (personal loyalty to employees): nhân viên luôn được tôn trọng và tin cậy, là một thành viên
quan trọng của công ty.
(9) Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị (tactful discipline): thể hiện sự tế
nhị khéo léo của cấp trên trong việc góp ý, phê bình nhân viên.
(10) Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân
(sympathetic help with personal problems): thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ của
cấp trên trong giải quyết các vấn đề cá nhân, các khó khăn của nhân viên.
(Mơ hình mười yếu tố động viên nhân viên được trình bày ở phụ lục 1)
Mơ hình mười yếu tố này sau khi được công bố đã được phổ biến
rộng rãi và được nhiều nhà nghiên cứu kiểm định nhằm khám phá ra các
yếu tố động viên nhân viên làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
1.2.2. Các nghiên cứu ứng dụng mơ hình mười yếu tố của Kovach + Charles & Marshall (1992) nghiên cứu động cơ làm việc của nhân
viên khách sạn tại Caribean. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Yếu tố nào tác động
nhiều nhất đến động cơ làm việc của nhân viên khách sạn ở Caribean; 2)
Xem có sự khác nhau trong động cơ làm việc giữa các đặc điểm cá nhân
khác nhau; 3) Khám phá ý nghĩa nghiên cứu để cung cấp cho các nhà quản
lý khách sạn ở Caribean. Mẫu nghiên cứu 225 nhân viên từ bảy khách sạn ở hoàn đảo Bahamas thuộc vùng biển Caribean. Bảng câu hỏi dựa trên mơ hình mười yếu tố cơng việc của Kovach và các câu hỏi thuộc đặc điểm cá nhân.
họ theo thứ tự từ 1 đến 10 với 1 là quan trọng nhất và 10 là ít quan trọng nhất. Charles & Marshall (1992) phân chia đáp viên thành hai nhóm: nhóm liên quan đến giới tính và trình độ học vấn; nhóm liên quan đến vị trí tổ chức, số lượng khách hàng tương tác, số năm làm việc. Kết quả cho thấy các đáp viên có trình độ đại học tuổi từ 19 – 25, hầu hết là nữ đều có sự tương tác cao với khách hàng. Trong nghiên cứu này, các nhân tố động cơ ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân viên là: thu nhập, điều kiện làm việc và được đánh giá đầy đủ
các công việc đã thực hiện
+ Simons & Enz (1995) nghiên cứu các yếu tố tác động đến động cơ
của nhân viên khách sạn. Mục đích của nghiên cứu: 1) Điều tra về các yếu tố nào tác động đến động cơ làm việc của nhân viên khách sạn tại Mỹ Và
Canada. 2) Phát hiện những khác biệt giữa động cơ của nhân viên khách sạn khác với nhân viên làm trong các ngành công nghiệp khác. 3) Xem có sự khác nhau trong động cơ dựa trên giới tình và tuổi. 4) Có sự khác biệt trong
động cơ làm việc dựa vào các bộ phận khác nhau trong khách sạn. Nghiên
cứu sử dụng 10 yếu tố công việc động viên của Kovach để làm công cụ điều tra ban đầu. Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 278 nhân viên của mười
khách sạn khác nhau tại Mỹ và Canada. Người trả lời xếp hạng những gì nhân viên thấy tác động nhất đến động cơ làm việc của họ theo thứ tự từ 1 đến 10. Với 1 là quan trọng nhất và 10 là ít quan trọng nhất. Đồng thời thu
thập thơng tin cá nhân: giới tính, độ tuổi, bộ phận công tác để so sánh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Mức lương tốt, bảo đảm việc làm và cơ hội thăng tiến và phát triển là quan trọng đối với nhân viên khách sạn tại
Mỹ và Canada. Theo Simons & Enz, nghiên cứu này đã chứng minh rằng
khơng có bất kỳ sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ trong các yếu tố tác động đến động cơ làm việc của nhân viên khách sạn ở Mỹ và Canada. Và
động công nghiệp và nhân viên khách sạn.
+ Wong, Siu, Tsang (1999) thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động
đến động cơ của nhân viên khách sạn tại Hồng Kơng. Mục đích của nghiên
cứu: 1) Có mối quan hệ giữa các yếu tố cá nhân và mười yếu tố công việc liên quan đến nhân viên khách sạn Hồng Kông. 2) Đề xuất phương pháp tác động đến động cơ làm việc của nhân viên dựa trên những đặc điểm cá nhân khác
nhau. Nghiên cứu cũng sử dụng mười yếu tố công việc động viên của
Kovach (1987) làm công cụ và cũng yêu cầu người trả lời sắp xếp các yếu tố
ảnh hưởng đến động lực làm việc từ 1 đến 10.
Nghiên cứu cho thấy giữa động cơ làm việc nhân viên mong đợi và suy nghĩ của người quản lý cũng khác nhau (Wong, Sui, Tsang 1999; Simons & Enz, 1995). Các nhà nghiên cứu đề suất các doanh nghiệp nên xem trọng tính chất cơng việc, tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên và nên có sự đánh giá,
cơng nhận khi nhân viên hồn thành tốt công việc.
Như vậy, điểm qua các nghiên cứu về động cơ làm việc của nhân viên trong công việc ở các lĩnh vực cũng như ở các quốc gia khác nhau, ta có thể thấy mơ hình mười yếu tố công việc động viên của Kovach (1987) đã được
các nhà nghiên cứu sử dụng khá phổ biến trong việc tìm hiểu mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố công việc đến động cơ làm việc của nhân viên ở các
lĩnh vực, quốc gia khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều kiểm định được
rằng các yếu tố trong mười yếu tố công việc của Kovach đã tạo được động cơ làm việc của nhân viên, hoặc ở nước này hoặc ở nước khác, hoặc ở lĩnh vực này hoặc ở lĩnh vực khác. Điều này cũng nói lên rằng, động cơ làm việc của
nhân viên phụ thuộc vào mười yếu tố chính là cảm giác được tham gia, sự hỗ trợ của quản lý trực tiếp trong việc giải quyết các vấn đề cá nhân, công việc thú vị, sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, sự gắn bó của cấp trên với nhân viên, được cơng nhận đầy đủ thành tích cơng việc, công việc ổn định,
lương cao, xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị và điều kiện làm việc tốt. Đây cũng
là nền tảng trong việc xây dựng mơ hình nghiên cứu của đề tài này.