THỐNG KÊ MÔ TẢ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của nhân viên tại khách sạn hội an HISTORIC (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ

Mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện, kích

thước mẫu n = 198. Sau khi phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp nhân viên thông qua bảng câu hỏi, tiến hành tập hợp bảng câu hỏi, xem xét và loại bỏ những bảng câu hỏi nhận về không đạt yêu cầu. Tiếp theo tiến hành mã hóa dữ liệu, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

Phân loại 198 người tham gia trả lời theo thành phần giới tính, tuổi tác,

trình độ học vấn, thời gian công tác, mức thu nhập trước khi được đưa vào xử

lý. Thông tin thống kê thu thập được như sau: - Về giới tính

Bảng 3.1. Bảng mơ tả mẫu theo giới tính

Giới tính Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ %

hợp lệ % lũy kế

Nu 90 45,5 45,5 45,5

Nam 108 54,5 54,5 100,0

Kết quả bảng 3.1 cho thấy: tỷ lệ nam và nữ gần như tương đồng nhau, cụ thể tỷ lệ nữ chiếm 45,5% và nam chiếm 54,5%.

- Về độ tuổi

Bảng 3.2. Bảng mô tả mẫu theo độ tuổi

Độ tuổi Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ % lũy kế Dưới 30 94 47,5 47,5 47,5 Từ 30 - 40 71 35,9 35,9 83,3 Trên 40 33 16,7 16,7 100,0 Tổng 198 100,0 100,0

Theo kết quả bảng 3.2: độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ cao nhất 47,5%, kế tiếp là nhóm độ tuổi từ 30 - 40 tuổi chiếm 35,9%, độ tuổi trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 16,7%. Kết quả trên phù hợp với thực tế vì nhân viên làm việc tại khách sạn thường nằm trong độ tuổi dưới 40 tuổi.

- Về trình độ học vấn

Bảng 3.3. Bảng mơ tả mẫu theo học vấn

Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ % lũy kế THPT 33 16,7 16,7 16,7 Trung cấp 67 33,8 33,8 50,5 Cao đẳng 55 27,8 27,8 78,3 Đại học 43 21,7 21,7 100,0 Tổng 198 100,0 100,0

Kết quả cho thấy đa phần có trình độ học vấn Trung cấp chiếm 33,8%, trình độ Cao đẳng chiếm 27,7%, trình độ Đại học chiếm 21,7% và cịn lại 16,7% có trình độ Trung học phổ thơng. Tỷ lệ này phù hợp với thực tế,

ngày nay trình độ học vấn của nhân viên được nâng lên, tỷ lệ nhân viên tốt

nghiệp đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ cao và còn lại thì lao động phổ thơng, trung cấp vẫn cịn chiếm một tỷ lệ cao hơn.

- Về thời gian công tác

Bảng 3.4. Bảng mô tả mẫu theo thâm niên công tác

Thâm niên công tác

Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ % lũy kế Dưới 1 năm 17 8,6 8,6 8,6 Từ 1-3 năm 52 26,3 26,3 34,8 Từ 3-5 năm 105 53,0 53,0 87,9 Trên 5 năm 24 12,1 12,1 100,0 Tổng 198 100,0 100,0

Kết quả cho thấy số người có thời gian công tác dưới 1 năm chiếm 8,6%, từ 1 đến 3 năm chiếm 26,3%, từ 3 – 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 53% và trên 5 năm chiếm 12,1%. Đa phần nhân viên viên có thời gian cơng tác ở

cơng ty hiện tại từ 3 – 5 năm, chiếm gần một nữa trong số lượng mẫu, điều

này cho thấy việc gắn kết với tổ chức vẫn chưa cao. - Về mức thu nhập

Bảng 3.5. Bảng mô tả mẫu theo thu nhập hàng tháng

Thu nhập Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lý % lũy kế Dưới 3 triệu 27 13,6 13,6 13,6 Từ 3-5 triệu 43 21,7 21,7 35,4 Từ 5-7 triệu 80 40,4 40,4 75,8 Trên 7 triệu 48 24,2 24,2 100,0 Tổng 198 100,0 100,0

Kết quả trên cho thấy có 13,6% nhân viên có thu nhập dưới 3 triệu/tháng, 21,7% có thu nhập từ 3 đến dưới 5 triệu đồng/tháng, thu nhập từ

5 đến 7 triệu chiếm 40,4% và 24,2% có thu nhập từ 7 triệu đồng/tháng trở

lên. Kết quả thống kê cho thấy, mức thu nhập của nhân viên có mức thu nhập từ 5 – 7 triệu chiếm tỷ lệ cao, phù hợp với thực tế hiện nay, với tình hình lạm phát tăng mức từ 5 – 7 triệu là mức lương hợp lý cho nhân viên để duy trì được cuộc sống tại thành phố Hội An.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của nhân viên tại khách sạn hội an HISTORIC (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)