Nâng cao năng lực sử dụng các phương tiện, thiết bị trong KTĐG môn Ngữ văn

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS các trường THPT (Trang 72 - 74)

+ Thường xuyên sưu tầm, cập nhật, học hỏi các kinh nghiệm đa dạng

hóa các hình thức và phương pháp KT-ĐG môn Ngữ văn thông qua báo,

đài, sách, tài liệu, thông tin trên mạng Internet…

- Nâng cao năng lực sử dụng các phương tiện, thiết bị trong KT-ĐGmôn Ngữ văn môn Ngữ văn

ĐM phương tiện đánh giá là tăng cường sử dụng CNTT để giúp đánh giá khách quan, chính xác và kịp thời. Với sự trợ giúp này sẽ cho nhiều thông tin kịp thời trong KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn (điều mà trước đây phần đông

GV Ngữ văn cho là khiên cưỡng). CNTT sẽ tạo ra một khơng gian HT mới

cho mơn Ngữ văn, đó là khơng gian HT tương tác (thầy và trị có thể trao đổi

trực tuyến về các nội dung của bài học); không gian thân thiện, tạo nên mối

quan hệ gắn bó, thân tình giữa GV và HS, vì HS được nói tiếng nói của mình, được lắng nghe, được phản hồi, được làm chủ q trình kiến tạo KT; khơng gian HT mở (khơng bó hẹp trong lớp học mà HS có thể học mọi nơi mọi chỗ,

miễn là có Internet, có máy tính, điện thoại, băng hình, tivi,…). Với mơn học Ngữ văn, ICT giúp HS chủ động trong việc tìm kiếm, khai thác, tích lũy nguồn tư liệu; tạo cho HS thói quen tự học, tự làm việc; được rèn luyện các KN nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt; được bộc lộ các năng lực tư duy, giao tiếp, tiếp nhận, sáng tạo,… theo nhiều cách, trên nhiều phương diện. Với sự hỗ trợ đắc lực của CNTT đáp ứng được với các cách đánh giá đa dạng, trong đó có việc đánh giá bằng các đề mở. Muốn đạt được điều đó GV cần phải nâng cao năng lực sử dụng các phương tiện, thiết bị cần thiết như sử dụng máy tính, phần mềm để làm đề, tổ chức kiểm tra, QL điểm, sử dụng kết quả kiểm tra vào đánh giá. Để thực hiện có hiệu quả các nội dung trên, cần tiến hành các nhiệm vụ:

+ Tập huấn về CNTT, về sử dụng các trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động KT-ĐG để mọi GV Ngữ văn đều thành thạo sử dụng máy tính, sử dụng tốt các phần mềm làm đề, quản lý điểm, biết cách xây dựng ngân hàng đề KT-ĐG Ngữ văn, …

+ Động viên, khuyến khích GV áp dụng các phương tiện, thiết bị trong KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn, đồng thời tạo điều kiện, phân cơng, bố trí GV tham gia vào q trình chuẩn bị kỳ thi quy mơ lớn như: kiểm tra học kỳ, thi chọn HS giỏi các cấp, thi tốt nghiệp để qua đó GV có điều kiện tiếp xúc và bắt buộc phải sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ KT-ĐG, từ đó nâng cao năng lực sử dụng các phương tiện thiết bị hỗ trợ KT-ĐG.

+ Trang bị đầy đủ kĩ thuật thông tin hiện đại, đồng bộ các phương

tiện, thiết bị hỗ trợ KT-ĐG như máy tính, phần mềm ra đề, phầm mềm kiểm tra trực tuyến, máy photocopy... Đồng thời với việc nâng cao năng lực GV, giúp họ điều khiển hóa được chương trình hoạt động KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS bằng một hệ thống thao tác được thiết kế chặt chẽ và hợp lý.

Có kế hoạch tài chính về KT-ĐG để GV mạnh dạn, tự tin và có được các điều kiện thuận lợi thực hiện ĐM KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS.

Những lưu ý khi sử dụng biện pháp

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp trên, nhà QL cần phải biết được xu thế phát triển của đơn vị để có kế sách xây dựng và sử dụng đội ngũ phù hợp, biết động viên khuyến khích và tạo điều kiện để GV Ngữ văn học tập, rèn luyện, phát huy năng lực trong KT-ĐG mơn học này.

Muốn được như vậy, người QL cần có tri thức sâu rộng về mơn học Ngữ văn, đặc biệt là phải hiểu bản chất hoạt động KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS trong nhà trường THPT. Điều đó giúp người QL năng động sáng tạo trong xử lý mọi tình huống sư phạm theo đúng định hướng; Tất cả, tạo nên uy

tín của người QL và tất yếu sẽ gặt hái thành cơng trên hành trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực KT-ĐG cho đội ngũ, xây dựng tổ chuyên môn Ngữ văn ngày càng vững mạnh.

3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao năng lực tự KT-ĐG cho HS

a) Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Xuất phát từ quan điểm “Dạy học lấy HS làm trung tâm”, cách KT-ĐG cần phải thay đổi từ HS là đối tượng KT-ĐG đến các em tự KT-ĐG và KT-ĐG lẫn nhau. Qua đó HS tự nhận thức về năng lực Ngữ văn của mình. Từ đó có động cơ HT đúng đắn, tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh hệ thống tri thức, KN phát huy hết năng lực HT bộ môn của bản thân.

b) Nội dung thực hiện biện pháp

Đòi hỏi nhà trường và GV Ngữ văn phải thực hiện các công việc:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS các trường THPT (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w