Đề kiểm tra/thi mơn Ngữ văn có chất lượng cao là những đề đảm bảo các yêu cầu về: độ giá trị, độ khó, độ tin cậy, độ phân biệt, tính thực tiễn, đúng chuẩn chương trình mơn học. Căn cứ trên yêu cầu cần đạt, đề kiểm tra Ngữ văn phải đảm bảo đánh giá được năng lực Ngữ văn và thành tích HT thực sự của đa số HS; vừa đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của KT-ĐG (tính khách
tính cơng bằng).
Cải tiến cách ra đề kiểm tra Ngữ văn để đánh giá HS toàn diện hơn. Thiết kế đề Ngữ văn phải xác định được mục đích, yêu cầu của đề; xác định mục tiêu dạy học; thiết lập ma trận hai chiều; thiết kế đáp án, biểu điểm. Đòi hỏi, khi ra đề kiểm tra/thi GV Ngữ văn cần thực hiện:
+ Xác định được mục đích đánh giá; xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỉ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.
+ Lập ma trận (bảng 2 chiều) trong đó thể hiện rõ cần kiểm tra những KT và KN nào, phân chia số câu hỏi cho từng phần, phù hợp với lượng thời gian cần cho kiểm tra. Ma trận vừa mang tính chất định hướng, vừa chỉ ra những qui định cụ thể.
+ Soạn đề kiểm tra: Thiết kế đề kiểm tra theo ma trận với các câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và bậc nhận thức của nội dung đó và kèm theo đáp án cho từng câu hỏi của đề. Đáp án cần ngắn gọn, dễ hiểu nhưng chính xác, đầy đủ các thơng tin cần thiết.
Sau khi có đủ các câu hỏi-đáp án ứng với các nội dung và bậc nhận thức chung tương ứng, người phụ trách tổ hợp các câu hỏi-đáp án thành đề kiểm tra với tỉ lệ đã quy định trong ma trận nội dung-bậc kiến thức.
Với đặc trưng môn Ngữ văn, các câu hỏi yêu cầu học sinh nhớ, tái hiện kiến thức (mức độ tư duy nhận biết) được giảm thiểu; những câu hỏi thử thách tư duy sáng tạo (mức độ tư duy thông hiểu), năng lực vận dụng linh hoạt các tri thức kĩ năng đã học để giải quyết hợp lí những vấn đề đặt ra trong thực tiễn
(mức độ tư duy vận dụng) được tăng cường.
- Cải tiến các phương thức kiểm tra Ngữ văn
Việc đa dạng hóa phương thức kiểm tra sẽ mang lại hiệu quả cao trong KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS. Bởi, như thế sẽ tạo điều kiện để GV mở
rộng phạm vi KT, KN kiểm tra; đồng thời đánh giá toàn diện về các mặt KT, KN, thái độ (cả KN, cả thái độ và trình độ nhận thức có tính khoa học) dựa trên kết quả thực hành vận dụng của HS. Như vậy, việc đánh giá năng lực Ngữ văn của HS sẽ không thể chỉ căn cứ vào các bài kiểm tra viết Làm văn (lý thuyết) theo định kỳ mà còn dựa trên kết quả kiểm tra thường xuyên (thực hành) của cả 4 KN này. Kết hợp với sự thể hiện, bộc lộ các KN nghe, nói, đọc
và viết trong HT các mơn học khác và trong những hoạt động khác ở lớp học, trong nhà trường và ở ngồi xã hội (tránh nói một đằng, làm một nẻo).
Một số biện pháp cải tiến các phương thức KT-ĐG Ngữ văn:
- Kết hợp kiểm tra tự luận và trắc nghiệm: tốt nhất nên chọn trong một bài kiểm tra hoàn toàn tự luận hoặc TNKQ. Cách này giúp GV Ngữ văn đánh giá được khả năng tư duy lôgic, cách thức diễn đạt, kỹ năng vận dụng KT đồng thời đánh giá được khả năng nắm vững tri thức, sự am tường, hiểu biết bản chất vấn đề… của HS.
- Kết hợp kiểm tra ở lớp và giao bài tập về nhà: * Kiểm tra ở lớp (kiểm tra miệng, kiểm tra viết, ...)
Cải tiến phương thức kiểm tra miệng trong các tiết học: Có thể thực hiện trong nhiều thời điểm khác nhau của tiết học. Phạm vi kiểm tra rộng. Đa dạng hình thức kiểm tra miệng (khai thác ưu thế trực quan của các phương tiện,
thiết bị dạy học hiện đại; làm bài tập nhóm; hồn thiện phiếu học tập…). Với
cách KT-ĐG này có ưu điểm là giúp GV nắm bắt được những thơng tin phản hồi từ phía người học một cách nhanh chóng để điều chỉnh giờ dạy-học Ngữ văn đạt hiệu quả cao hơn.
Kiểm tra viết trong mơn Ngữ văn nhằm mục đích đánh giá HS một cách toàn diện về hai năng lực đọc-hiểu văn bản và tạo lập văn bản, tạo điều kiện cho HS phát triển tồn diện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và xúc cảm thẩm mĩ. Do vậy, đòi hỏi đề kiểm tra viết là dạng đề mở (mở về vấn đề yêu cầu, mở
về cách thức, quan điểm đánh giá một hiện tượng đời sống và văn học, mở về phương thức biểu đạt,...). Bên cạnh đó, cần thiết có một đáp án mở. Mặt khác,
mỗi bài kiểm tra có thể sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau nhằm phân hố các đối tượng HS, giúp GV có được những thơng tin đầy đủ về việc HT Ngữ văn của từng đối tượng và từ đó có những quyết định sư phạm chính xác, kịp thời giúp từng HS tiến bộ thực sự.
* Ngồi việc kiểm tra trên lớp GV có thể sử dụng hình thức giao bài tập
về nhà: viết các bài thu hoạch - bài nghiên cứu khoa học văn chương nhỏ. Hình thức giao bài tập giúp GV đánh giá năng lực của bạn đọc HS trước một nhiệm vụ tiếp nhận tác phẩm văn học, các giá trị xã hội… không bị giới hạn trong những điều kiện thời gian, không gian cụ thể. Nếu tiến hành tốt sẽ thực sự kích hoạt tiềm năng sáng tạo của GV cùng HS và rèn luyện tư duy phê phán, tư duy phản biện, khả năng độc lập của một người đọc, người viết, người nghe, người nói, một cơng dân trước tác phẩm văn học hoặc trước các vấn đề thiết thân của đời sống.
Với hình thức kết hợp này ngồi kiểm tra được tri thức, KN, thái độ cần thiết còn giúp các em biết phương pháp tự học, tìm tịi học hỏi, làm quen với nghiên cứu khoa học.
+ Kết hợp kiểm tra lí thuyết và thực hành: ĐM đánh giá KQHT môn Ngữ văn của HS luôn dựa trên quan điểm tích cực hố hoạt động HT của HS
(với ý nghĩa HS tự giác, chủ động, linh hoạt trong lĩnh hội và vận dụng kiến thức kỹ năng). Mỗi một đề kiểm tra đều cố gắng tạo điều kiện cho tất cả các
đối tượng HS được suy nghĩ, tìm tịi, khám phá… để có thể hiểu, cảm, vận dụng tốt các KT, KN về Văn bản, Tiếng Việt, Làm văn vào quá trình thực hiện bài kiểm tra. Đặc biệt chú trọng kiểm tra hoạt động nghĩ (tư duy-lý thuyết), làm (thực hành) của HS. Cụ thể là hoạt động vận dụng KT, KN đã có để tự khẳng định mình qua các hoạt động giao tiếp cụ thể.
+ Kết hợp kiểm tra truyền thống và hiện đại: ngoài việc kiểm tra bằng vấn đáp, viết (dạng bài tự luận truyền thống, dạng đề Làm văn theo hướng
mở…) cần áp dụng máy tính, CNTT vào kiểm tra. Sử dụng máy tính vào kiểm
tra trắc nghiệm khách quan, kiểm tra trực tuyến, QL điểm bằng phần mềm sẽ giúp KT-ĐG khách quan, công bằng, hiệu quả cao.