KT-ĐG môn Ngữ văn

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS các trường THPT (Trang 27 - 30)

ĐM KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS ở trường THPT là một điều cần thiết nhằm đáp ứng mục đích:

Thứ nhất là tập trung vào việc đánh giá quá trình hình thành và phát triển các năng lực Ngữ văn của HS, gồm:

- Năng lực nắm vững những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại về Văn học và Tiếng Việt, bao gồm những kiến thức về các tác phẩm, đoạn trích tiêu

biểu cho một số thể loại cơ bản của văn học Việt Nam và một số tác phẩm đoạn trích văn học nước ngồi. Kiến thức về các đơn vị tiêu biểu của Tiếng Việt (Đặc điểm và các quy tắc sử dụng). Kiến thức về các loại văn bản (Đặc

điểm, cách thức tiếp nhận và tạo lập).

- Năng lực sử dụng Tiếng Việt thể hiện ở bốn kĩ năng cơ bản (đọc, viết,

nghe, nói) và vận dụng để tạo lập văn bản (nói, viết) theo những yêu cầu cụ

thể khác nhau; năng lực tiếp nhận và giải mã (nghe – hiểu; đọc – hiểu; cảm

nhận) các văn bản văn học; cảm thụ thẩm mỹ, năng lực tự học và hình thành

ứng dụng (có tình u tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình u gia đình, thiên

nhiên đất nước; tinh thần dân chủ, nhân văn, ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tơn trọng, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại).

Thứ hai là sự quan tâm đồng đều tới tất cả các tính chất của đánh giá như xác nhận kết quả, thông báo kết quả và đặc biệt là sự quan tâm hơn tới việc phân tích xử lý kết quả để tìm ngun nhân và giải pháp nâng cao CLHT môn Ngữ văn ở các giai đoạn tiếp theo. Những quyết định này được đưa ra trên cơ sở phân tích và đề xuất cách tăng cường hay hạn chế, khắc phục những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng.

Thứ ba là sự lưu tâm tới tính tồn diện, chính xác và khách quan trong đánh giá nhằm tăng cường hiệu lực của đánh giá KQHT môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay.

Kinh nghiệm cho thấy rằng các mục đích trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, khơng thể q coi trọng mục đích này mà bỏ qua mục đích khác. Việc KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS chỉ thực sự có hiệu quả khi thực hiện được tất cả các mục đích trên.

Chung quy, ở nhà trường phổ thơng, mục tiêu của mơn Ngữ văn là hình thành và phát triển ở HS năng lực chung - Năng lực giao tiếp (kiến thức tiếng Việt cùng với 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống) và Năng lực chuyên biệt - Năng lực văn học (gồm tiếp nhận/cảm thụ văn học, sáng tác văn học; tuy nhiên, nhà trường phổ thông khơng đặt ra mục tiêu hình thành và bồi dưỡng năng lực sáng tác văn học cho HS). Nói gọn

hơn, mơn Ngữ văn hình thành, bồi dưỡng cho HS năng lực tiếp nhận văn bản

(gồm kĩ năng nghe và đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kĩ năng nói và viết). Khái niệm “văn bản” được mở rộng, bao gồm cả văn bản văn học và

văn bản thông tin.

Để đánh giá được các năng lực Ngữ văn của HS, cần có những bộ cơng cụ phù hợp với mục đích của từng bài kiểm tra, từng kỳ thi. Việc kiểm tra đánh giá thường xun và định kì phải mang tính chất rèn luyện, thực hành để chuẩn bị cho các kỳ thi quốc gia.

Tiểu kết chương 1

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu và làm sáng tỏ những lí luận liên quan đến lĩnh vực KT-ĐG và QL KT-ĐG (ý nghĩa, chức năng, nguyên tắc,

quy trình, các hình thức, các phương pháp KT-ĐG và đổi mới KT-ĐG KQHT của HS; những nội dung QL hoạt động KT-ĐG, những yêu cầu dạy-học và KT-ĐG mơn Ngữ văn). Đây là những lí luận cơ bản cần thiết để “soi đường”,

định hướng cho hoạt động KT-ĐG và QL KTĐG KQHT của HS trong nhà trường phổ thơng. Việc nghiên cứu lí luận chương 1 cũng là cơ sở để đánh giá thực trạng hoạt động KT-ĐG và QL KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn hiện nay tại các trường THPT tỉnh Kon Tum. Từ đó đề xuất các biện pháp QL khả thi nhằm khắc phục thực trạng, nâng cao dần chất lượng KT-ĐG, chất lượng dạy- học môn Ngữ văn của từng nhà trường nói riêng và của cả tỉnh nói chung.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS các trường THPT (Trang 27 - 30)