ĐM các tiêu chí đánh giá là phải đánh giá được toàn diện các mặt GD của học sinh; đảm bảo sự chính xác, cơng bằng, khách quan, phản ánh chất lượng thực; đảm bảo khả thi, phù hợp với đối tượng HS, mục tiêu môn học Ngữ văn; đảm bảo yêu cầu phân hoá; đảm bảo giá trị hiệu quả cao.
+ Cuối học kì 1 và cuối năm học, nhà trường đánh giá điểm hệ số 1, hệ số 2, hệ số 3 của mơn Ngữ văn/khối/lớp. Ví dụ qua biểu đồ 3.1 sau:
(Nguồn: Ban chuyên môn trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành,
tỉnh Kon Tum; thời điểm tháng 5 – 2014)
Biểu đồ 3.1. Điểm bình quân hệ số 1, hệ số 2, kiểm tra học kì, mơn Ngữ văn lớp 12 của trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Kon Tum
* Điểm hệ số 1 (miệng, 15 phút): GV Ngữ văn tự đánh giá, được xem là đánh giá trong.
* Điểm hệ số 2 (1 tiết, 2 tiết): tổ chuyên môn Ngữ văn ra đề, nếu kiểm tra tự luận chấm theo phòng, kiểm tra trắc nghiệm khách quan chấm bằng máy quét, được xem là đánh giá ngoài.
* Điểm hệ số 3 (kiểm tra học kì-90 phút): do Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum ra đề, nên đánh giá ngoài khách quan hơn.
Qua phân tích trên biểu đồ, GV thấy được việc tự đánh giá của bản thân đã phù hợp với đánh giá của nhà trường, của Sở GD&ĐT hay chưa, từ đó giúp cho GV rút kinh nghiệm, điều chỉnh cơng tác KT-ĐG của mình cho chính xác, khách quan và phù hợp.
+ Đánh giá phải tập trung vào việc vận dụng KT đã học giải quyết các tình huống mới được đặt ra theo yêu cầu của đề bài dựa trên các KN phân tích, tổng hợp.. của HS, chứ không chỉ dựa vào sự tái hiện KT.
+ Đánh giá ngoài chức năng cho điểm và xếp loại HS, ta cần quan tâm đến chức năng khuyến khích, tạo động lực cho việc học của HS, hướng việc học của HS vào các hoạt động HT tích cực, tránh việc học vì điểm số.
+ Đánh giá phải phù hợp với đối tượng, nhưng vẫn khơng ngồi những kiến thức và nội dung trọng tâm của môn học. Các tiêu chí đánh giá cần cơng khai hóa và sau mỗi lần đánh giá, thơng báo cho HS biết hướng dẫn chấm (đáp án, biểu điểm) để các em có thể tự đánh giá bản thân.
+ KT-ĐG KQHT mơn Ngữ văn chỉ có hiệu quả khi kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS. Sau mỗi bài kiểm tra, GV trả bài, hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả làm bài, tự cho điểm bài làm của mình, nhận xét mức độ chính xác trong chấm bài của GV...
Những lưu ý khi sử dụng biện pháp
Việc cải tiến hoạt động KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn cần dựa trên cơ sở là điều kiện thực tế của đơn vị. Tuy nhiên, cần phải bám sát mục đích, nguyên tắc của KT-ĐG. Cải tiến tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ nên cần đồng bộ nhưng khơng nóng vội, áp đặt.
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho việc KT-ĐGKQHT môn Ngữ văn của HS KQHT môn Ngữ văn của HS
a) Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Đảm bảo hiệu lực các văn bản pháp quy về KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS là điều kiện quyết định cho sự thành công của KT-ĐG. Để KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS đạt hiệu quả cao rất cần có sự hỗ trợ của điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí. Mặt khác, trong QL hoạt động này, chất lượng và hiệu quả của quyết định QL phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, độ tin cậy của nguồn thông tin nên thơng tin đóng vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện KT-ĐG KQHT của HS về môn học này.
lực của mọi thành viên trong và ngoài nhà trường, tạo cơ hội lớn cho thực hiện thành công các hoạt động KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS.
b) Nội dung thực hiện biện pháp
- Đảm bảo hiệu lực các văn bản hướng dẫn về KT-ĐG môn Ngữ văn
Cần tiến hành các biện pháp như sau:
+ Cung cấp, hướng dẫn cho CBQL, GV, và HS biết, hiểu các văn bản mang tính chiến lược (Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về ĐM
KT-ĐG KQHT của HS; KT-ĐG KQHT mơn Ngữ văn của HS). Từ đó, CBQL,
GV, và HS lĩnh hội được bản chất nội dung, yêu cầu về ĐM KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn giúp họ có định hướng chuẩn.
+ Tổ chức cho GV, nhất là những GV mới ra trường học tập “Quy chế đánh giá, xếp loại HS trung học cơ sở và HS trung học phổ thông”. Đảm bảo tất cả GV đều nắm vững các như quy định về việc đánh giá xếp loại HS, hình thức đánh giá, cách đánh giá, thang điểm, cách cho điểm, số lần kiểm tra, cách tính điểm trung bình, xếp loại theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Thường xuyên cập nhật các văn bản từ các nguồn, để vận dụng kịp thời, linh hoạt, phù hợp, tránh máy móc, áp đặt hay tùy tiện, dễ dãi, hiểu sai quy chế dẫn đến những sai sót trong hoạt động KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn.