Các biện pháp cải tiến các khâu trong trong quy trình KT-ĐG:
+ Xây dựng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch KT-ĐG môn Ngữ văn phải hiện thực hoá các mục tiêu và chuẩn yêu cầu cần đạt về KT- KN từ 3 mạch nội dung: Văn bản, Tiếng Việt và Làm văn (chuẩn chương trình) và cả thái độ xác định cho mỗi nội dung HT của mơn học thành các tiêu chí đánh giá cụ thể, có thể đo đếm được, phù hợp với năng lực HT Ngữ văn chung của HS và có thể thực hiện được trong thực tế với khoảng thời gian nhất định. Việc xác định chuẩn đánh giá sẽ là cơ sở để định ra nội dung và hình thức kiểm tra, cũng là căn cứ để có thể đo một cách chính xác các mức độ nhận thức và vận dụng của HS.
+ Tổ chức ôn tập: Đề cương ôn tập do GV Ngữ văn của tổ chuyên môn thống nhất xây dựng, bao quát các nội dung cần kiểm tra. Trong ơn tập cần hệ thống hóa lại các tri thức của chương trình, nhấn mạnh các tri thức trọng tâm cần nắm vững. Không nên cho câu hỏi cụ thể, cần cho HS nắm được cấu trúc của nội dung chương trình cần kiểm tra, những yêu cầu trong bài kiểm tra.
+ Công tác ra đề: Thành lập ngân hàng câu hỏi phong phú, đáng tin cậy, phủ hết chương trình mơn học (gồm ba phân mơn: Đọc văn, Tiếng Việt,
Làm văn). Từ ngân hàng này, câu hỏi được lựa chọn và cấu trúc lại thành một
đề hoàn chỉnh. Đề kiểm tra/thi phải được tổ chuyên môn Ngữ văn thống nhất, được bộ phận chuyên môn thẩm định. Bộ phận khảo thí chịu trách nhiệm việc
sao, in đề. Cần có đề chính thức, đề dự bị để dễ dàng lựa chọn và phòng ngừa các sự cố lộ đề.
+ Tổ chức kiểm tra/thi: Thành lập bộ phận khảo thí đảm nhận việc sao in đề, lập danh sách phòng kiểm tra/thi, tổ chức thi, làm phách, cắt phách, chấm, ráp phách, vào điểm. Tổ chức kiểm tra chung đề, chung lịch, phân phòng thi theo số báo danh xếp theo quy định, cắt phách, chấm chung đối với các bài kiểm tra 45 phút, 90 phút và thi cuối kỳ. Tổ chức phân công GV coi thi nghiêm túc, khách quan.
+ Công tác chấm bài: Bài kiểm tra Ngữ văn được bộ phận khảo thí QL, ghi phách, cắt phách và tổ chức chấm chung đối với các kì kiểm tra/thi quan trọng như: kiểm tra học kì, thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh. Đối với bài tự luận phân công các cặp chấm để so sánh, đối chiếu kết quả. Đối với bài trắc nghiệm khách quan chấm bằng máy chấm. Đối với kiểm tra định kì (1 tiết, 2 tiết) phân cơng GV chấm bài theo từng phịng kiểm tra, sau đó lên điểm trả bài về theo lớp để trả bài cho HS. Thành lập bộ phận thanh tra chấm bài gồm những GV có kinh nghiệm, có tay nghề lâu năm. Chấm thanh tra một số bài khoảng 5% đến 10% số bài kiểm tra tự luận, đối chiếu với kết quả GV đã chấm để có điều chỉnh kịp thời.
+ QL kết quả kiểm tra/thi và sử dụng kết quả kiểm tra/thi: HTr hoặc phó HTr chun mơn phụ trách mơn Ngữ văn QL các điểm kiểm tra/thi của các lớp thơng qua bộ phận khảo thí. Bộ phận khảo thí nhập điểm kiểm tra sau khi chấm, QL điểm, in điểm cho GV. GV vào điểm kiểm tra/thi của các lớp mình giảng dạy. Kết quả kiểm tra Ngữ văn được GV bộ môn thông báo đến HS khi trả bài và được GV chủ nhiệm thơng báo đến gia đình HS thơng qua sổ liên lạc hoặc phiếu điểm. Đồng thời, từ kết quả thu được GV có những điều chỉnh q trình DH thích hợp. Nhà trường, tổ chun mơn thông qua những kết quả kiểm tra/thi đánh giá việc dạy Ngữ văn của GV và việc học Ngữ văn
của HS để có cách QL phù hợp. GV và HS biết được năng lực của mình để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
+ Công tác trả bài kiểm tra/thi: Công tác trả bài kiểm tra Ngữ văn là khâu quan trọng nên cần tiến hành đúng thời gian, đúng quy trình mới phát huy tác dụng. Trả bài sau khi kiểm tra đúng lịch (theo phân phối chương
trình) để việc rút kinh nghiệm, bổ sung và điều chỉnh KT, KN kịp thời và đạt
hiệu quả cao. Khi chấm bài ngồi việc cho điểm GV cần có những nhận xét, chỉ ra những chỗ đúng, sai, những ý hay, chưa hay trong bài làm của HS. Khi trả bài kiểm tra GV nên đánh giá chung, khái quát các lỗi phổ biến, điển hình... thường hay mắc phải để HS rút kinh nghiệm. Cần nêu xu hướng tiến bộ hay chậm tiến của những HS tiêu biểu để làm gương cho HS. Cần cho HS phát biểu chính kiến của mình về bài làm để có những phản hồi cần thiết, những điểm cần rút kinh nghiệm cho lần kiểm tra sau.