Rèn luyện khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS các trường THPT (Trang 75 - 76)

Khuyến khích HS biết cách tự KT-ĐG bản thân và KT-ĐG lẫn nhau thông qua những chỉ số đánh giá mà GV cung cấp. Tự KT-ĐG phải mang tích tự giác, chủ động và có phê phán theo hướng giúp người học tự nhận thấy những ưu, khuyết điểm của chính bản thân để từ đó có hướng khắc phục.

Để thực hiện tốt điều này nhà trường và GV Ngữ văn phải thực hiện: + GV thường xuyên thiết kế các bài tập Ngữ văn cho HS rèn luyện. Hình thành ở HS thói quen tự cho điểm bài kiểm tra/thi. Các em có thể ước tính điểm từng câu, từng phần của bài kiểm tra/thi của mình sẽ đạt được.

+ GV công khai biểu điểm và định hướng đánh giá của bài kiểm tra/thi giúp HS tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục những sai sót, hạn chế-nếu có-trong q trình tìm hiểu, lĩnh hội và vận dụng những KT, KN của môn Ngữ văn; thơng qua đó HS tự nhận xét kết quả bài làm của mình, của bạn bè.

+ Bằng các câu hỏi gợi mở, GV có thể hỏi HS các thao tác giải các dạng câu hỏi trong bài kiểm tra/thi Ngữ văn của mình, của bạn (từ những minh chứng trong bài làm của các em) để HS tự đưa ra nhận xét, so sánh

về các cách giải đó.

+ Cho HS tự chữa bài kiểm tra Ngữ văn của mình và tự đưa ra nhận xét, so sánh giữa kết quả kiểm tra và kết quả mình đã chữa. Đồng thời, giữa các HS đưa ra những nhận xét, so sánh các kết quả với nhau. Tổ chức các buổi thảo luận của HS để các em trao đổi, góp ý, đánh giá, nhận xét, so sánh kết quả KT-ĐG lẫn nhau để cùng giúp nhau bổ sung các KT, KN cần thiết, giúp nhau cùng tiến bộ.

+ Thông qua các tiết dạy Ngữ văn, GV giúp HS làm phiếu “Tự đánh

HS đạt được ở các KN ấy. Qua đó, các em tự đánh giá được bản thân của mình trong việc tiếp thu tri thức, hình thành KN, kỹ xảo trong quá trình HT Ngữ văn và cũng để các em nhìn nhận lại mình, xem xét kết quả đạt được và điều chỉnh phù hợp hơn trong các học kỳ, các năm học tiếp theo.

* Những lưu ý khi sử dụng biện pháp

Hiệu quả biện pháp tùy thuộc vào năng lực GV, trình độ HS. Do vậy, cần lựa chọn những cách thức phù hợp nhằm giúp đỡ HS từ việc xác định mục tiêu HT bộ môn đến rèn luyện năng lực tự KT-ĐG và KT-ĐG lẫn nhau.

Người HTr cần chú ý đến sự phối hợp giữa GV và HS, giữa HS và HS trong KT-ĐG. GV cần phải tận tình, chủ động trong việc dạy, trong KT- ĐG, tin tưởng ở HS và bản thân HS phải tích cực, tự giác trong HT, trong KT-ĐG.

3.2.4. Biện pháp 4: Cải tiến qui trình KT-ĐG mơn Ngữ văn

a) Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Xây dựng một quy trình để thực hiện đúng chức năng, đảm bảo các nguyên tắc, các yêu cầu KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS. Việc tuân thủ các quy trình một cách chặt chẽ, chính xác sẽ góp phần tăng cường hiệu quả, đảm bảo chất lượng của việc KT-ĐG.

b) Nội dung thực hiện biện pháp

Cần tác động đồng bộ các bước:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS các trường THPT (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w