Nâng cao chất lượng thông tin trong QL

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS các trường THPT (Trang 86 - 90)

Cần chú trọng đến các nội dung sau:

+ Thành lập bộ phận chuyên thu thập thơng tin, xây dựng quy chế thu thập, xử lí, báo cáo thông tin một cách kịp thời, khách quan, khoa học, tồn diện, chính xác và đáng tin cậy về các mặt của hoạt động KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS.

+ Thường xuyên cập nhật thông tin về KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS từ các nguồn khác nhau (kết quả kiểm tra thường xuyên của GV

khi tiến hành quá trình dạy và học Ngữ văn trên lớp; kết quả KT-ĐG Ngữ văn định kỳ; kết quả GD và quá trình tự học, tự rèn của HS; thu thập thông tin về nguồn lực nội sinh; thông tin về ngoại lực; thông tin về giáo dục so sánh...). Qua đó, xử lí nhanh chóng các tình huống và chuyển tải

kịp thời các thông tin cần thiết đến từng cá nhân, bộ phận liên quan để có định hướng đúng và nhanh chóng điều chỉnh những sai lệch nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS.

+ Tăng đầu tư thiết bị, đặc biệt là hệ thống máy vi tính được nối mạng nội bộ và mạng Internet để phục vụ cho việc thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong KT-ĐG và QL công tác KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS

+ Sử dụng CNTT để sưu tầm tư liệu, thông tin về ĐM về KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn và QL chuyên môn một cách khoa học, phù hợp.

+ Lập chuyên mục trên Website của trường về KT-ĐG, lập nguồn dữ liệu về đề kiểm tra Ngữ văn; kinh nghiệm; các văn bản hướng dẫn về KT-ĐG mơn học này.

+ Thí điểm hình thức dạy học Ngữ văn (từ những GV giỏi, chuyên

gia...) qua mạng LAN của trường (learning online) để hỗ trợ GV, HS trong

giảng dạy, HT và kiểm tra/thi môn Ngữ văn.

+ Xây dựng ngân hàng câu hỏi cho bộ môn Ngữ văn với các mức độ nhận thức khác nhau. GV Ngữ văn lập ma trận đề; tiểu ban chuyên môn của tổ Ngữ văn dựa vào ma trận để ra ngân hàng câu hỏi kiểm tra; sau đó, tổ trưởng chun mơn lựa chọn những GV có uy tín và giỏi nghề tổ hợp đề; như vậy đề kiểm tra Ngữ văn đảm bảo khách quan hơn. Đối với đề kiểm tra/thi

Ngữ văn bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan: sử dụng các phần mềm trộn đề như MRTest, PreTest, PCTest, McMIX ,…, chấm bài bằng máy quét.

+ Quản lý điểm bằng CNTT: sử dụng các phần mềm như V.EMIS, School Viewer… Nếu kiểm tra tự luận (1 tiết, 2 tiết, học kì) mơn Ngữ văn GV chấm theo phịng, vào điểm ở phiếu điểm, nộp về cho ban chuyên môn, ban chuyên môn nhập điểm vào máy, như vậy tránh được tiêu cực trong KT-ĐG.

Những lưu ý khi sử dụng biện pháp

Cơ sở vật chất, các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn là rất cần thiết, để các biện pháp có hiệu quả, HTr các trường phổ thông cần xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết lâu dài. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa các lực lượng GD để cùng phối hợp giải quyết các vấn đề hỗ trợ KT-ĐG.

3.2.6. Biện pháp 6: Cải tiến việc thực hiện đồng bộ các chức năng QLKT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS

a) Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Từ yêu cầu về tính chính xác, khách quan, khoa học nên địi hỏi nhà QL phải xây dựng kế hoạch KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS một cách cụ thể, rõ ràng, sát thực tế. Kế hoạch sẽ định hướng cho công tác KT-ĐG và là cơ sở để thực hiện các chức năng QL khác.

Để thực hiện đồng bộ quy trình KT-ĐG KQHT mơn Ngữ văn của HS, địi hỏi có sự bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho các thành viên và các tổ chức trong nhà trường một cách rõ ràng, phù hợp. Công tác chỉ đạo hoạt động KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn cần tăng cường theo dõi, giám sát công việc theo đúng định hướng, đúng kế hoạch đề ra. Công tác kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để có những điều chỉnh cần thiết đối với hoạt động KT-ĐG môn học này.

HS, việc thực hiện các chức năng QL phải đồng bộ, linh hoạt, phối hợp với nhau để đảm bảo cho quá trình KT-ĐG đạt được những hiệu quả cao nhất.

b) Nội dung thực hiện biện pháp

- Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch

Việc xây dựng kế hoạch KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn tiến hành:

+ Kế hoạch được xây dựng cần dựa trên cơ sở phân tích mơi trường bên trong về đội ngũ GV Ngữ văn (số lượng, Tỉ lệ GV giỏi, GV trên chuẩn

dạy tốt, GV dạy chưa hiệu quả); về HS (chất lượng, hiệu quả học tập môn Ngữ văn của HS trong những năm trước); truyền thống nhà trường; điều kiện

về cơ sở vật chất hiện có; năng lực tài chính của nhà trường; ... cùng với việc phân tích mơi trường bên ngồi: về năng lực xã hội hóa của nhà trường đối với cộng đồng (truyền thống của địa phương, mối quan tâm của gia đình HS,

của xã hội); về khả năng huy động những tư vấn chuyên môn (từ những chuyên gia, GV Ngữ văn giỏi ở các trường bạn...); về khả năng quan tâm của

lãnh đạo địa phương đối với công tác chỉ đạo chuyên môn các môn học xã hội nhân văn của nhà trường... để xác định chính xác thời cơ, thách thức, thuận lợi, khó khăn tác động đến hoạt động KT-ĐG KQHT mơn Ngữ văn.

+ Từ các cơ sở trên, xác lập các mục tiêu tổng quát cũng như kế hoạch cụ thể cho hoạt động KT-ĐG KQHT mơn Ngữ văn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cải tiến, hồn thiện tổ chức

+ HTr phân tích năng lực chun mơn (chuyên sâu về Ngữ văn), năng lực sở trường về môn học này, công tác đang đảm nhiệm của từng cá nhân, bộ để phân công nhiệm vụ rõ ràng. Trực tiếp HTr hoặc HTr cử một phó HTr chun mơn điều hành hoạt động KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS.

+ Thành lập một tiểu ban chun mơn với đầy đủ các thành viên có uy tín, năng lực làm công tác KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn của HS. Bộ phận

này có quy chế hoạt động rõ ràng, được phân công nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo phụ trách tốt nhiệm vụ được giao.

+ Dựa trên các kế hoạch: kế hoạch xây dựng ngân hàng đề, kế hoạch tổ chức kiểm tra của nhà trường, kế hoạch mua sắm trang bị cơ sở vật chất phục vụ KT-ĐG, kế hoạch huy động các nguồn lực,... để phân công các công việc phù hợp với năng lực của từng người nhằm đem lại hiệu quả cao cho hoạt động KT-ĐG KQHT môn Ngữ văn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS các trường THPT (Trang 86 - 90)