Hiện nay, chúng ta đang sống trong một môi trường luôn thay đổi và thay đổi với một tốc độ rất nhanh. Các nhà quản lý phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn đó là chuẩn bị cho sự thay đổi đồng thời cũng phải thích nghi với những sự thay đổi cho phù hợp. Bởi vậy, nhận biết rõ nguồn gốc của sự thay đổi là một yếu tố quan trọng đối với nhà quản lý nói chung và với các chuyên viên nhân sự nói riêng.
Nguyễn Thị Giang – D10QTDN1 27
1.3.1. Yếu tố mơi trường bên ngồi doanh nghiệp
Khung cảnh kinh tế: Tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh ảnh hưởng lớn đến
quản lý nhân lực. Khi có biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải biết điều chỉnh các hoạt động để có thể thích nghi và phát triển tốt. Cần duy trì lực lượng lao động có kỹ năng cao để khi có cơ hội mới sẽ sẵn sàng tiếp tục mở rộng kinh doanh. Hoặc nếu chuyển hướng kinh doanh sang mặt hàng mới, cần đào tạo lại công nhân. Doanh nghiệp cần phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động.
Dân số, lực lượng lao động: Tỷ lệ dân số phát triển nhanh và lớn hơn tỷ lệ phát
triển kinh tế, lực lượng lao động hàng năm cần việc làm cao thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn lao động có chất lượng.
Luật pháp: Cũng ảnh hưởng đến quản lý nhân lực, ràng buộc các doanh nghiệp
trong việc tuyển dụng, đãi ngộ người lao động đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động.
Văn hoá - xã hội: Một nền văn hố có nhiều đẳng cấp, nhiều nấc thang giá trị
không theo kịp với đà phát triển của thời đại rõ ràng nó kìm hãm, khơng cung cấp nhân tài cho doanh nghiệp. Điều này đi đến hậu quả là bầu khơng khí văn hố trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Khoa học, kỹ thuật và công nghệ: Nếu khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển
đặt ra nhiều thách thức về quản lý nhân lực; đòi hỏi tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút nguồn nhân lực mới có kỹ năng cao.
Các cơ quan chính quyền cùng các đồn thể: Có ảnh hưởng đến quản lý nhân
lực về những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ lao động và xã hội (quan hệ về lao động, giải quyết các khiếu nại và tranh chấp về lao động).
Khách hàng: Là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Khách hàng mua sản phẩm,
dịch vụ của doanh nghiệp là một phần của mơi trường bên ngồi. Doanh số là một yếu tố tối quan trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản trị phải đảm bảo được rằng nhân viên của mình sẽ sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nhà quản trị phải làm cho nhân viên của mình hiểu là khơng có khách hàng thì khơng có doanh nghiệp và họ sẽ khơng có cơ hội làm việc nữa. Họ phải hiểu rằng doanh thu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiền lương của họ. Nhiệm vụ của quản trị nhân lực là làm cho các nhân viên hiểu được điều này.
Đối thủ cạnh tranh: Nhân lực là tài nguyên quý giá nhất vì vậy doanh nghiệp
phải lo giữ gìn, duy trì và phát triển. Để thực hiện được điều này các doanh nghiệp phải có chính sách nhân lực hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, khen thưởng hợp lý tạo ra một bầu khơng khí gắn bó trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp khơng thực hiện tốt chính sách nhân lực thì đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng để lơi kéo những người có trình
Nguyễn Thị Giang – D10QTDN1 28
độ, doanh nghiệp sẽ mất dần nhân tài. Sự ra đi của nhân viên không thuần tuý chỉ vấn đề lương bổng mà là sự tổng hợp của nhiều vấn đề.
1.3.2. Yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp
Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp: Mỗi tổ chức đều có sứ mạng, mục tiêu
riêng của mình. Đây là một yếu tố thuộc mơi trường bên trong của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới tất cả các chức năng quản trị như quản trị sản xuất, quản trị tài chính, quản trị marketing, quản trị nhân lực,… Mỗi bộ phận quản trị chun mơn cần dựa vào mục đích của tổ chức để đề ra mục tiêu hoạt động của bộ phận mình. Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chương trình lương bổng, đãi ngộ, chính sách tuyển dụng, đề bạt.
Chính sách, chiến lược của doanh nghiệp: Giúp định hướng cho chiến lược
phát triển nhân lực. Một số chính sách ảnh hưởng tới quản trị nhân lực như cung cấp cho nhân viên một nơi làm việc an tồn, khuyến khích mọi người làm việc hết khả năng của mình, trả lương và đãi ngộ khuyến khích nhân viên làm việc với năng suất cao,…
Bầu khơng khí văn hố của doanh nghiệp: Là một hệ thống các giá trị, niềm
tin, các chuẩn mực được chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức. Các tổ chức thành công là các tổ chức ni dưỡng, khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo cho nhân viên của mình.
Nguyễn Thị Giang – D10QTDN1 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH VKX