CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2. Kiến nghị
2.2. Đối với nhà trường và thầy cô giáo
- Tham vấn là hoạt động đòi hỏi chuyên sâu, cần có cán bộ chuyên trách và điều kiện cơ sở vật chất, quy chế cụ thể. Ở trường giáo dưỡng, trong điều kiện chưa tổ chức được tham vấn như một hoạt động độc lập, thầy cô giáo cịn phải kiêm nhiệm nhiều cơng việc. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục học sinh trường giáo dưỡng, nhà trường và giáo viên cần tích cực
vận dụng lồng ghép hoạt động tham vấn, đặc biệt là các nguyên tắc và kỹ năng tham vấn vào trong cơng tác của mình để giúp các em giải quyết những khó khăn tâm lý, thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
- Xây dựng những câu lạc bộ hay những buổi ngoại khóa về tham vấn tâm lý để học sinh biết đến tham vấn và tham gia, tiếp cận tham vấn khi gặp khó khăn tâm lý, cũng trong khơng gian đó, các em tự sinh hoạt, trao đổi với nhau về những khó khăn của bản thân, hướng các em vào các hoạt động lành mạnh, giao lưu cởi mở, biết cách ứng phó với những tình huống khó khăn trong cuộc sống.
- Quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác tham vấn cho các em như: tổ chức thêm các buổi tham vấn trong tuần, tăng số lượng cán bộ tham gia làm tham vấn, tổ chức những buổi tham vấn nhóm với nhiều chủ đề phong phú, đa dạng nhằm tạo ra mơi trường chia sẻ tích cực, lành mạnh cho học sinh.
- Cung cấp cho các em những tri thức, những bài học… phù hợp với nhu cầu và đặc điểm lứa tuổi của các em để các em có thể rút ra những kinh nghiệm sống, hạn chế những suy nghĩ và lối sống tiêu cực.