CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Sự thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niê nở trường
3.3.1. Hành vi tìm đến tham vấn của trẻ vị thành niê nở trường giáo dưỡng
Nhu cầu khi được ý thức sẽ trở thành động cơ hành động của con người hay nói cách khác muốn con người hành động thì phải khởi phát ý muốn hành động ở họ. Từ việc nhận thức nhu cầu của bản thân, các em đã chuyển nó thành hành vi tìm đến nhà tham vấn để được trợ giúp.
Để hiểu được mức độ mong muốn được tham vấn của trẻ vị thành niên trường giáo dưỡng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu hành vi để được tham vấn của các em.
Những hành vi để thoả mãn nhu cầu tham vấn của các em thể hiện rất rõ đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên phạm pháp. Trên đây, chúng tôi đưa ra bốn cách thức khác nhau để các em lựa chọn: Chờ thầy cô hỏi đến, làm phiếu đăng ký, gặp trực tiếp nhờ giúp đỡ, nhờ bạn bè nói giùm…Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ vị thành niên gặp trực tiếp thầy cô nhờ giúp đỡ chiếm tỷ lệ cao nhất (55,3%).
Biểu đồ 3.10. Hành vi tìm đến tham vấn của trẻ vị thành niên
24,8% 31,9% 55,3% 4,3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
Chờ thầy cô đến hỏi Làm phiếu đăng ký Gặp trực tiếp nhờ giúp đỡ Nhờ bạn bè nói giùm
Nhìn trên biểu đồ minh họa, chúng ta có thể thấy rất rõ điều này. Đặc trưng ở trường giáo dưỡng là, đa phần thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy văn hóa cho các em ở trên lớp cũng vừa làm tham vấn tâm lý cho các em, do điều kiện công tác ở trường giáo dưỡng còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Thầy cô là những người trực tiếp quản lý và dạy dỗ các em, do đó khi thầy trị gặp nhau ln có sự gần gũi, thoải mái và hiểu biết khá rõ về nhau, các em có thể tự nhiên đề cập những khó khăn tâm lý của mình với thầy cơ và cũng nhận được những chia sẻ chân thành từ phía thầy cơ. Mặt khác, một số em có nhu cầu cấp thiết được thầy cô giải toả những bức xúc tâm lý, nếu không được giúp đỡ các em rơi vào tâm trạng hụt hẫng, hoảng sợ nên các em cho rằng việc trực tiếp gặp thầy cô giúp đỡ là cách nhanh chóng nhất để thoả mãn nhu cầu tham vấn của mình. Xuất phát từ những lý do trên, đa phần trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đã gặp gỡ trực tiếp thầy cô để nhờ giúp đỡ và giải toả những vướng mắc của mình.
Có 31,9% trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đã chọn việc làm phiếu đăng ký để được tham vấn tâm lý. Các em nhận thức được rằng, số lượng giáo viên ở tổ tham vấn cịn hạn chế khơng đủ đáp ứng cho nhu cầu của số đông học sinh ở trường. Việc làm phiếu đăng ký sẽ đem lại sự khách quan và công bằng cho tất cả học sinh trong trường, bởi mỗi một học sinh có những vấn đề khó khăn và những nguyện vọng, mong muốn khác nhau, khơng thể nói rằng ai cần phải tham vấn hơn ai. Và trên thực tế, từ việc làm phiếu đăng ký, đối với những em cùng vào trường ở thời gian giống nhau nhưng có em đã được thầy cơ tham vấn đến 4 hay 5 lần nhưng có em chưa được tham vấn lần nào. Những em này có nhu cầu được tham vấn nhưng chưa phát lộ trở thành động cơ bên trong thúc đẩy thành hành vi tìm gặp nhà tham vấn. Điều này được lý giải ở lý thuyết về nhu cầu, nhu cầu chỉ tồn tại ở dạng ý muốn.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có 24,8% học sinh chờ thầy cơ hỏi đến khi muốn được tham vấn và 4,3% học sinh nhờ bạn bè nói giùm để được tham vấn. Cách lựa chọn này chủ yếu tập trung ở những em mới vào trường bởi những em này mong muốn được thầy cô giúp đỡ nhưng do tâm lý bỡ ngỡ, mới vào trường, chưa thiết thiết lập được các mối quan hệ nên thường tự ti, rụt rè khi đề cập vấn đề của mình. Thực tế, nếu thầy cô hỏi đến các em lại dốc bầu tâm sự và chia sẻ rất nhiều về câu chuyện của mình.
Rõ ràng, mức độ của nhu cầu thể hiện ở những dạng hành vi khác nhau. Hành vi càng rõ ràng, cụ thể thì nhu cầu của cá nhân càng lớn. Những em có nhu cầu nhưng chưa phát lộ thành hành vi do chưa nhận thức được đối tượng thoả mãn nhu cầu.