Sự thoả mãn nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niê nở trường giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng (Trang 133 - 136)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Sự thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niê nở trường

3.3.3. Sự thoả mãn nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niê nở trường giáo

dưỡng thể hiện qua việc lựa chọn hình thức tham vấn

Vậy trên thực tế, trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đã tìm đến tham vấn, các em đã lựa chọn hình thức tham vấn nào để giải quyết vấn đề của mình?

Biểu đồ 3.12. Mức độ của các hình thức tham vấn

34,8% 16,3% 70,9% 3,5% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

Sinh hoạt ngoại khóa Tư vấn nhóm Tư vấn cá nhân Hình thức khác

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, có 70,9% học sinh thích hình thức tham vấn cá nhân nhất. Hình thức cá nhân có nghĩa là chỉ một người trong vai trò là thân chủ, nghĩa là chỉ một người là “đơn vị chú ý”. Trong thuật ngữ chuyên môn, công việc này được gọi là “một với một”, nói cách khác một học sinh trị chuyện với một thầy cơ.

Hình thức nhóm có nghĩa là sự tập hợp các em khơng có liên quan lại với nhau để đạt một mục đích nào đó làm giảm bớt những vấn đề khó khăn của mỗi em hoặc những vấn đề mang tính xã hội nhằm đề cao sự phát triển của cá nhân.

Kết quả nghiên cứu trên biểu đồ cũng cho thấy có 30,8% học sinh thích hình thức sinh hoạt ngoại khóa, chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là hình thức tham vấn lồng ghép, các em thoải mái đưa ra những vấn đề của mình và thầy cơ,

các bạn cùng nhau phân tích vấn đề và giải toả tâm lý cho số đơng các em.

Các em thích hình thức này vì lý do: “Sinh hoạt ngoại khóa sẽ giúp mỗi người hiểu biết nhau nhiều hơn”, “Vì có thể tham vấn cho nhiều người và giải quyết cùng một vấn đề”, “Hình thức này sẽ tạo ra khơng gian để bạn bè trị chuyện cùng nhau, nói về những khó khăn và giúp nhau sống tốt hơn”, “Vì thầy cơ rất bận nên khơng thể gặp từng người để tham vấn”…

Nguồn gốc của tâm lý nằm ở bên ngoài cá nhân - môi trường xã hội. Điều kiện xã hội nói chung quy định nội dung tâm lý cá nhân. Trường giáo dưỡng là mơi trường đặc biệt nhưng có thể tổ chức thành mơi trường giáo dục .Thông qua các buổi tham vấn bằng hình thức sinh hoạt ngoại khóa, tất cả các hoạt động, các mối quan hệ phải được xây dựng nhằm hướng tới các giá trị nhân bản, giúp cho học sinh trường giáo dưỡng hướng dần đến cái thiện, những cái tốt đẹp, xóa dần những biểu hiện tiêu cực và tội lỗi trong mỗi cá nhân. Hoạt động trong tập thể một mặt đặt các em vào hệ thống các quan hệ phức tạp vừa giáo dục khả năng lao động và khả năng phối hợp, thích nghi, sự trưởng thành về mặt xã hội cho cá nhân. Mặt khác, khi tham gia vào các hoạt động lao động tập thể, các em đạt được thành tích để giảm án khơng chỉ nhờ vào nhận thức và năng lực cá nhân mà cịn nhờ vào khơng khí tâm lý xã hội trong trường giáo dưỡng, nhờ vào khả năng phối hợp giữa các em trong lao động. Do vậy, nhân cách của học sinh trường giáo dưỡng được quy định bởi tính chất của các quan hệ trong các nhóm xã hội mà các em là thành viên. Quá trình tham vấn qua những buổi sinh hoạt ngoại khóa, thầy cơ có thể chủ động tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh theo định hướng tác động tích cực cho q trình phục hồi và hồn thiện nhân cách cho các em.

Nhìn chung, hầu hết học sinh trường giáo dưỡng (70,9%) đều lựa chọn hình thức tư vấn cá nhân là hình thức tham vấn phù hợp nhất với các em. Các

em cho rằng, tham vấn cá nhân là sự giao tiếp giữa hai người sẽ khiến bản thân thấy thoải mái và khơng e ngại, có cảm giác thân mật và riêng tư.

- “Em muốn được tham vấn cá nhân vì như thế khơng ai biết được điều mình cần tham vấn và khơng e ngại, xấu hổ với bạn bè” (phiếu số 58, nam)

- “Chỉ có thầy cơ với em, em sẽ thấy đỡ e ngại hơn” (Phiếu 115, nam)…

Điều lý giải trên cho thấy, các em thường cảm thấy rụt rè, e ngại khi đối diện với thầy cô, nhất là kể về những sai lầm mắc phải, những vấn đề mà chính các em cảm thấy mặc cảm, tự tị. Do vậy mong muốn được thầy cơ giữ bí mật là một nhu cầu chính đáng của các em, đây cũng là một nguyên tắc quan trong trong tham vấn tâm lý, giúp các em có tâm trạng thoải mái và cảm giác được tin tưởng khi làm tham vấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)