CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở
trường các em luôn mong mỏi, khát khao sự đồng cảm của thầy cô, sự tin tưởng của bạn bè, sự quan tâm của gia đình và cái nhìn độ lượng từ mọi người cho những sai lầm mà các em lỡ mắc phải.
3.2. Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng trường giáo dưỡng
Xuất phát từ những vấn đề khó khăn tâm lý mà trẻ vị thành niên gặp phải trong cuộc sống và sự nhận thức được vai trò quan trọng, sự cần thiết của tham vấn tâm lý, các em đã có những nhu cầu tham vấn để giải quyết khó khăn ở các mức độ khác nhau. Đó là nhu cầu được tham vấn tâm lý để giải quyết các khó khăn về lao động, rèn luyện; quan hệ bạn bè, người yêu; việc giảm án và định hướng nghề nghiệp...
Khi có nhu cầu được tham vấn tâm lý, cùng với sự tác động thúc đẩy của một số yếu tố chủ quan, khách quan, một số em đã có hành vi thoả mãn nhu cầu được trợ giúp tâm lý của mình nhưng một số khác, mặc dù chưa có hành vi thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lý nhưng mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý ở các em rất lớn.
3.2.1. Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng trường giáo dưỡng
Từ việc tìm hiểu nhận thức của trẻ vị thành niên về sự cần thiết tham vấn tâm lý ở trường giáo dưỡng, chúng tơi muốn phân tích rõ hơn về mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý ở các em.
Biểu đồ 3.6. Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý 59,6% 32,6% 6,4% 1,4% Rất muốn Muốn Không muốn Không biết
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng rất muốn được thầy cô tham vấn tâm lý chiếm tỷ lệ cao (59,6%). Học sinh trường giáo dưỡng là những em bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, bị tước bỏ một số quyền cơ bản của công dân do những hành vi sai phạm gây nguy hiểm cho xã hội của các em. Trong điều kiện sống mới chịu nhiều áp lực, nhiều em rơi vào trạng thái tâm lý chán nản, sợ hãi, lo lắng… vừa tổn hại cho sức khỏe vừa gây khó khăn cho việc chấp hành những yêu cầu của trường giáo dưỡng và tiếp nhận những tác động giáo dục của nhà trường. Các em cần được tham vấn tâm lý để thực hiện tốt hơn nghĩa vụ của mình, thay đổi bản thân và có cái nhìn tích cực hơn về tương lai. Những chia sẻ của các em là:
- “Em mong muốn được thay đổi bản thân như biết cách chăm sóc thân thể, biết quan tâm đến mọi người xung quanh, biết quý trọng lao động… để làm được những điều đó, em rất cần sự giúp đỡ của thầy cô giáo”. (Phiếu 109, nữ)
- “Suốt mấy tháng đầu vào trường, em thường xuyên có cảm giác chán nản và trống rỗng, chỉ muốn tìm cách bỏ trốn khỏi cái nơi tù túng này nhưng thầy cô đã giúp em vượt qua giai đoạn khó khăn đó, giờ đây em đã thích nghi hơn với nơi này và em thấy mình sống có trách nhiệm hơn. Mỗi khi buồn chán
em ln tự nhắc mình rằng đó là cái giá phải trả cho những sai lầm em đã gây ra”. (Phiếu số 32, nam)
Điều gì khiến trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng lại rất mong muốn được thầy cô tham vấn tâm lý? Bởi lẽ, các em đang ở lứa tuổi còn thiếu hiểu biết về nhiều mặt, các em lúng túng trước nhiều vấn đề xảy ra xung quanh mình và đơi khi không giải quyết được. Trẻ vị thành niên có cơ thể và giới tính phát triển đến thời kỳ chín muồi. Với sự thay đổi quá nhanh của cơ thể, trẻ cảm thấy lúng túng, hụt hẫng, khó làm chủ cảm xúc, khó thích nghi, việc phân biệt những tình cảm, ham muốn và ý nghĩ của mình là một khó khăn… nhưng xã hội vẫn coi các em là trẻ con. Các em lo nghĩ và bối rối về những cảm nghĩ và thơi thúc của giới tính nhưng xã hội cho đó là điều xấu nên các em phải kiềm chế không dám bày tỏ. … Ở lứa tuổi này trẻ còn dễ nghi ngờ, nếu những than phiền, nhận định của cha mẹ hay người lớn về trẻ không khéo, không đúng hoặc tiêu cực quá sẽ làm cho trẻ thấy mình là người dư thừa, tội lỗi, không ai muốn và từ đó sinh ra mặc cảm, chống đối, nếu không được hiểu và hướng dẫn các em có thể bỏ nhà ra đi và từ đó phát sinh ra những hành vi lệch lạc, thiếu lành mạnh hoặc trái pháp luật.
Một số em đã tâm sự: “bạn bè cùng lứa rất quan trọng”, ở lứa tuổi các em, bạn bè chính là nơi các em tin tưởng và chia sẻ nhiều nhất, các em thích bắt chước, đồng hóa, nhập cuộc với đám bạn bè, nếu gặp bạn xấu… ảnh hưởng chắc chắn là rất lớn. Ở tuổi này, trẻ nhiều tự ái, thích tỏ ra anh hùng, nếu được bạn khích động, thách thức chúng có thể làm những chuyện “động trời”. Trên thực tế, vì lý do bạn bè rủ rê mà trẻ vị thành niên vào trường giáo dưỡng đã vi phạm những tội nghiêm trọng như giết người, trộm cắp, buôn bán ma túy, hiếp dâm…
Các em thường có những nhu cầu, suy nghĩ và cảm xúc đối nghịch nhau. Các em cần tình thương nhưng lại tỏ ra bất cần, vừa tin vừa ngờ vực,
vừa phục tùng nhưng ương ngạnh, vừa quảng đại hào hiệp nhưng cũng bốc đồng ích kỷ, dữ dằn. Những cách ứng xử đó phát sinh từ nhu cầu muốn phá vỡ các mâu thuẫn và thử nghiệm các vai trị:
- “Vì khơng có tiền chơi game nên em đã đi trộm cắp lấy tiền để chơi game” (Phiếu số 22, nam)
- “Bố em suốt ngày uống rượu say xỉn, đánh đập vợ con, em chán đời nên bỏ nhà lang thang theo đám bạn xấu” (Phiếu số 57, nữ)
- “Nghe lời kể của đám bạn và tị mị về chuyện đó nên em đã có hành vi hiếp dâm” (Phiếu số 93, nam)
Để giúp các em qua được những kinh nghiệm trên một cách lành mạnh là tùy thuộc rất nhiều vào q trình tham vấn của các thầy cơ ở trường giáo dưỡng. Nếu khơng cư xử khéo léo trẻ có thể có những hành vi chống đối xã hội như đã nói ở trên. Vì các em chưa giải quyết được mâu thuẫn bên trong, chưa biết trì hỗn nhu cầu, chưa biết phản ứng cho thích hợp với những hụt hẫng và làm chủ những xung động nên các em cần một sự chỉ dẫn sáng suốt từ thầy cơ.
Chúng ta có thể thấy những hành vi trái pháp luật và ngay cả trái đạo làm người từ đứa trẻ là do các em thiếu tình thương, tôn trọng và hướng dẫn của cha mẹ và người lớn. Trẻ vị thành niên thường có tâm lý mặc cảm và thấy yếu kém, để che đậy cái mặc cảm đó, trẻ đã làm những việc mà đối với chúng có lẽ là “anh hùng”, nhất là để bạn bè tán thưởng và chấp nhận…Để bù đắp cho những thiệt thịi về mặt xã hội và hụt hẫng tình cảm, để thoả mãn tị mị, để đồng nhất với nhóm, để tỏ ra từng trải nếm mùi, để chứng tỏ sự chống đối, để khuây khỏa hoặc thoát ra cái thực tế không mấy tốt đẹp của mình để quên đi sự thất bại, để tự xác định bản ngã vì thấy mình khơng được tơn trọng hay đánh giá đúng mức, để trốn tránh trách nhiệm… trẻ có thể biểu hiện sự phản kháng và thù địch chống lại cách cư
xử quá cứng cỏi, khắt khe, gây ức chế của cha mẹ và xã hội; hay để bù đắp những thua thiệt và thất bại trong các mối quan hệ… để tỏ ra được yêu và được gần gũi…để đáp ứng trí tị mị, trẻ đã tìm quan hệ với người khác về mặt tình dục một cách khơng đúng lúc, đúng cách, đúng lề thói xã hội.. Và rồi xuất phát từ đây, trẻ sẽ có những hành vi mà xã hội không chấp nhận: hút chích, nghiện ngập, trộm cắp, tình dục lệch lạc…
Một học sinh chia sẻ: “Từ bé em học kém hơn các bạn, nhà em lại hoàn cảnh khơng có tiền đóng học cho em nên bố mẹ bảo em bỏ học ở nhà phụ giúp bố mẹ. Hàng ngày em luôn bị mắng nhiếc, coi thường, bố mẹ ln nói những lời tệ bạc… Vì khơng chịu nổi em đã bỏ nhà đi lang thang, dù làm nhiều việc xấu nhưng lúc nào em cũng cảm thấy tình cảm của nhóm bạn rất ấm áp, lúc khó khăn ln có nhau. Mặc dù giờ vào trường gần 1 năm nhưng bố mẹ em vẫn chưa lên thăm em một lần” (Phiếu số 114, nam)
Thêm vào đó, những kỳ vọng mà gia đình hoặc thầy cơ và ngay cả chính trẻ đặt lên cho chính mình đơi lúc q cao và xa rời thực tế, làm cho trẻ không thể nào vươn tới, rồi chúng thấy mình là người thất bại và điều này đưa trẻ đến việc nghĩ mình là kẻ “vơ tích sự”, từ đó trở nên chán nản bi quan.. rồi có những tư tưởng và hình ảnh tiêu cực về mình. Chính sự thất vọng làm cho trẻ bị tê liệt mất sức sống và hận mình, hận đời, rồi sinh ra những hành vi… tự hủy hoại hay những hành vi trái pháp luật.
Có những em đã phấn đấu gian khổ để trở thành “người” cộng thêm những ưu tư, xáo trộn, thất vọng của tuổi này làm cho tinh thần trẻ nhiều lúc hụt hẫng, căng thẳng, buồn bực hay mất tinh thần đến cực độ, khi đó trẻ có thể trở nên trầm nhược và trong cơn trầm nhược đó trẻ mất tự chủ có thể tìm qua rượu, thuốc, chất gây nghiện…, có thể đi đến những hành vi khơng được xã hội chấp nhận hoặc lên án, thậm chí, tự vẫn là cách biểu lộ sự giận dữ đánh
vào bản thân và ngấm ngầm để trừng phạt người khác vì sự khơng thương u, chăm sóc hay thơng hiểu trẻ chưa đủ.
Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng cịn thể hiện rõ hơn khi khơng có vấn đề khó khăn gì, các em vẫn mong muốn được tham vấn. Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, kết quả nghiên cứu cho thấy:
Biểu đồ 3.7. Mức độ mong muốn tham vấn khi không gặp phải vấn đề
64,5% 35,5%
Có Khơng
Có 64,5% trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng cho rằng, khi khơng có vấn đề gì, các em vẫn muốn được tham vấn, điều này cho thấy nhu cầu được tham vấn tồn tại thường trực trong con người các em. Tham vấn không chỉ giúp các em giải quyết các vấn đề khó khăn về tâm lý mà quan trọng hơn cả nó đã có ý nghĩa bổ trợ và nâng đỡ tinh thần cho các em, đặc biệt là đối với những em có hồn cảnh gia đình éo le, thiếu sự quan tâm chăm sóc của người thân, các em xem thầy cơ như cha mẹ của mình và tham vấn đơi khi trở thành cơ hội để các em có thể trị chuyện, tâm tình với thầy cô về mọi suy nghĩ của mình.
Em H.M.D, vào trường được 14 tháng chia sẻ: “Trị chuyện với các thầy cơ sẽ làm cho em cảm thấy vui và hạnh phúc vì các thầy cơ người người
Em T.B.A, vào trường được 5 tháng cũng xúc động nói rằng: “Em vẫn cịn rất trẻ con, chưa hiểu hết những cái hay, cái đẹp của cuộc sống này. Em mong được thầy cô chỉ bảo để ước một ngày em ra ngoài làm những việc có ích cho cuộc đời”.
Em H.V.T vào trường được 8 tháng thì nói rằng: “Khi em chưa có vấn đề gì thì em vẫn muốn được tham vấn để khi nào gặp những vấn đề rắc rối, em có thể áp dụng được những điều mà thầy cô chỉ bảo cho em”…
Đối với hầu hết trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng, việc được thầy cơ tham vấn và có thể nói ra những tâm tư của mình với thầy cơ khiến các em cảm thấy rất thoải mái và hài lịng, cho nên có khơng ít em có tâm lý phụ thuộc, khi khơng có thầy cơ để trị chuyện các em cảm thấy lúng túng và khó khăn để tháo gỡ những vấn đề của mình, thậm chí đó có thể là những điều hết sức đơn giản.
Số những em cho rằng không cần thiết phải tham vấn khi khơng có vấn đề gì chiếm 35,5%, những em này lý giải rằng, khi khơng có vấn đề gì thì khơng cần thiết thầy cơ giúp đỡ vì lúc đó các em có tư tưởng ổn định và xác định được những việc mình phải làm. Điều này cho thấy một số trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đã có sự nhận thức khá rõ về vấn đề của mình và phạm vi giúp đỡ của thầy cơ trong q trình tham vấn cho các em.
Một học sinh chia sẻ rằng: “Thầy cơ ở trường giáo dưỡng có rất nhiều cơng việc phải làm, chúng em khơng thể có chuyện gì cũng tìm đến thầy cơ mà chỉ những vấn đề nào bế tắc và gây bức xúc nhất em mới nhờ thầy cô giúp đỡ”. (Phiếu số 126, nữ)
Một học sinh khác: “Khi em khơng có vấn đề gì thì tư tưởng em thường ổn định, vì thế em nghĩ không cần thiết phải thầy cô giúp đỡ”.
3.2.2. Mức độ e ngại của trẻ vị thành niên khi nói ra vấn đề của mình
Mặc dù, trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng có nhu cầu được tham vấn tâm lý nhưng các em vẫn có tâm lý e ngại khi nói ra vấn đề của mình với thầy cô. Chúng tôi nghiên cứu mức độ e ngại của các em khi nói ra vấn đề của mình nhằm phân tích rõ hơn nhu cầu được tham vấn ở các em. Khi các em vượt ra khỏi hàng rào tâm lý rụt rè, e ngại của mình thì nhu cầu tham vấn ở những em đó thường bộc lộ ở mức độ cao.
Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi trẻ vị thành niên, các em thường rụt rè, e ngại khi nói ra những vấn đề riêng tư của mình. Đặc biệt, khi tiếp xúc với một người hoàn tồn mới, thậm chí cảm thấy là “xa lạ” với các em thì các em thường rất khó chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của mình.
Một số em lo lắng sợ bị lộ bí mật, thầy cơ, bạn bè sẽ coi thường, chê cười nên e ngại khơng nói ra vấn đề của mình. Sự tin cậy là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong quan hệ giữa thầy cơ và học sinh. Một em đã nói rằng: “em muốn nói ra vấn đề của mình nhưng lại sợ thầy cơ chê cười về hoàn cảnh của em”, “em vào đây lần đầu nên nói một vấn đề gì đó với thầy cơ thì em cảm thấy chưa thân thiết và đủ tin tưởng”… Mối quan hệ tham vấn đối với các em, lúc này phải được xây dựng trên sự hiểu biết rằng mọi điều được đưa ra chia sẻ đều sẽ được giữ kín.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy có 51,8% học sinh cảm thấy không e ngại khi chia sẻ với thầy cô về những vấn đề của mình. Các em cho rằng:
- “Nếu khơng nói ra sẽ khơng ai giúp đỡ cho mình” (Phiếu số 38, nam) - “Mình làm sai mình phải nhận nên nói ra tinh thần mình sẽ thấy thoải mái hơn” (Phiếu số 46, nam)
- “Em khơng ngại bởi vì em đã biết mình có lỗi nên phải học tập và lao động tốt giống như 5 điều Bác Hồ dạy” (Phiếu số 6, nữ)
- “Em không ngại vì thầy cơ là người quan tâm giúp đỡ chúng em trở thành người lương thiện và có ích cho xã hội, thầy cơ là người cha người mẹ thứ hai của chúng em” (Phiếu số 51, nam)…
Đối với những em này, việc xa gia đình, người thân bước vào môi trường giáo dục đặc biệt này là một sự thay đổi lớn, hàng ngày thầy cô là những người dìu dắt các em, giảng dạy cho các em về điều hay lẽ phải, giúp các em sống tốt hơn, do đó các em tơn trọng và u quý thầy cơ như cha mẹ của mình. Thậm chí, với một số em bị thiếu hụt tình cảm gia đình (mất bố, mất mẹ hay bố mẹ ly hơn…) thì các em hình thành những tình cảm lớn lao