CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Sự thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niê nở trường
3.3.2. Tần suất được tham vấn của trẻ vị thành niê nở trường giáo dưỡng
Lý thuyết về nhu cầu đã chỉ rõ, nhu cầu chỉ xuất hiện khi cá nhân nhận thức được rõ nét đối tượng của nhu cầu và phương thức để thoả mãn nhu cầu đó. Hầu hết trẻ em ở trường giáo dưỡng đều mong muốn được thầy cô tham vấn tâm lý, biểu hiện ở việc các em làm phiếu đăng ký, nhờ bạn bè hỏi giùm hay gặp trực tiếp nhờ thầy cô giúp đỡ. Bằng những hành vi đó, kết quả nghiên cứu cho thấy, có 15,6% học sinh chưa lần nào được thầy cô tham vấn, số em được tham vấn từ 1 đến 2 lần chiếm 63,8%, có 15,6% em được tham vấn 3 đến 4 lần và số em được tham vấn từ 5 lần trở lên chiếm 5%.
Bảng 3.5. Số lần trẻ được tham vấn STT Nội dung Trẻ VTN Tỉ lệ % 1 Chưa lần nào 22 15,6 2 Từ 1 – 2 lần 90 63,8 3 Từ 3 – 4 lần 22 15,6 4 Từ 5 lần trở lên 7 5
Kết quả trên cho thấy, số em được tham vấn từ 1 đến 2 lần chiếm tỷ lệ cao, thể hiện rõ nhu cầu của các em đã trở thành động lực thúc đẩy hành vi tìm đến nhà tham vấn. Tuy nhiên, mức độ được tham vấn tâm lý không đồng đều ở các em, có 15,6% em chưa lần nào được tham vấn, trong khi đó có 5% số em được tham vấn tâm lý từ 5 lần trở lên. Điều này cho thấy nhu cầu được tham vấn tâm lý phát triển mức độ cao ở một số trẻ em trường giáo dưỡng, các em chủ động gặp gỡ chia sẻ, nhờ thầy cô giúp đỡ và các em tự nhận thấy sự thay đổi tích cực trong chính con người mình, sau đó cứ gặp bất cứ khó khăn gì các em lại tìm cách để gặp gỡ, chủ động nhờ thầy cô giúp đỡ, khơng nhất thiết đó là một vấn đề khúc mắc mà đôi khi chỉ là nhằm mục đích học hỏi những kỹ năng sống cần thiết cho các em.
Bên cạnh đó, có những em do tâm lý e ngại, rụt rè, mặc dù nhu cầu ở các em rất lớn nhưng sợ bị lộ bí mật, sợ thầy cơ, bạn bè chê cười… nên các em khơng dám tìm đến nhà tham vấn, do đó những vướng mắc càng lúc càng bị đè nén, mâu thuẫn nội tâm… gây ra những rối nhiễu bệnh lý. Số ít cịn lại, các em có nhu cầu nhưng chưa nhận thức rõ ràng ý nghĩa của tham vấn tâm lý, các em tự thấy mình có nhu cầu chia sẻ những khó khăn tâm lý nhưng lại không chủ động đăng ký hay tìm gặp thầy cơ mà chỉ “chờ thầy cơ hỏi đến”, điều này thể hiện sự bị động cũng như trình độ nhận thức cịn hạn chế của các em, nhu cầu tham vấn tâm lý lúc này mới chỉ hình thành ở dạng trạng thái có tính chất nhu cầu chứ chưa phải là nhu cầu (vì chưa nhận thức được đối tượng thoả mãn nhu cầu và chưa trở thành động cơ thúc đẩy hành vi thoả mãn nhu cầu đó).
Biểu đồ 3.11. Số lần trẻ được tham vấn 15,6% 63,8% 15,6% 5,0% Chưa lần nào Từ 1 đến 2 lần Từ 3 đến 4 lần Từ 5 lần trở lên
Trên thực tế, mức độ được tham vấn tâm lý không đồng đều ở các em, một phần xuất phát từ những lý do chủ quan và khách quan từ các em nhưng phần khác do vai trò kiêm nhiệm của các thầy cô ảnh hưởng phần nào đến thời gian cũng như số lần được tham vấn cho các em. Khi chúng tôi phỏng vấn sâu, một số thầy cô đã chia sẻ: “Chúng tôi rất tâm huyết với nghề, ngoài một số trẻ em hư, q trình giáo dục cịn gặp nhiều khó khăn, cịn lại đa phần các em đều xem chúng tôi như người cha, người mẹ thứ hai, các em thiếu chỗ dựa tinh thần nhưng hơn hết là thiếu hiểu biết về cuộc sống, kể cả việc chăm sóc bản thân và sinh hoạt tập thể các em cịn rất lúng túng. Đó là hệ quả của cả q trình giáo dục của gia đình và từ xã hội trước đó. Trường giáo dưỡng là một môi trường giáo dục đặc biệt, cán bộ nhà trường còn thiếu nên đa phần giáo viên phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc, nên chăng có thể thành lập một phịng tham vấn chun biệt cho các em, thầy cơ được đào tạo căn bản về thực hành tham vấn thì sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho việc giáo dục, rèn luyện các em hoàn thiện nhân cách”.