Phương pháp thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng (Trang 64 - 65)

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp này nhằm bổ sung thêm về thực trạng những khó khăn của học sinh trường giáo dưỡng và thầy cơ làm tham vấn, đồng thời tìm hiểu nhu cầu được tham vấn tâm lý của các em ở những mức độ nào.

Chúng tôi tiến hành ở 2 nhóm khách thể: nhóm học sinh (gồm 15 em) và nhóm giáo viên (gồm 8 giáo viên)

Những nội dung chúng tôi tiến hành thảo luận là:

Đối với học sinh: những khó khăn của các em hiện nay, nội dung và hình thức mà các em mong muốn được tham vấn là gì, các em đã tìm đến thầy cô để được tham vấn như thế nào, em cảm thấy như thế nào sau khi được tham vấn, những kiến nghị với nhà trường và thầy cô…

Đối với thầy cơ: Những thuận lợi và khó khăn trong q trình làm tham vấn, đánh giá về nhu cầu tham vấn của học sinh trường giáo dưỡng, khả năng trợ giúp của thầy cô, những kiến nghị…

Trước khi tiến hành thảo luận nhóm, chúng tơi làm rõ mục đích của thảo luận nhóm và xác định thời gian để thảo luận là trong vòng 1 giờ. Thống nhất một số nguyên tắc thảo luận như: lắng nghe và tơn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm, các ý kiến đều được ghi lại, mọi người đều được tham gia góp ý một cách cởi mở, tạo cơ hội cho tất cả mọi người tham gia đóng góp ý kiến của mình.

Chúng tơi để mọi người ngồi vịng trịn để trao đổi thoải mái. Buổi thảo luận có một người điều hành và một thư ký, ghi lại các ý kiến của tất cả mọi người. Các ý kiến đều được làm rõ với những giải thích và cách bổ sung ý kiến của các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên đều có thể đưa ra những suy nghĩ, nguyện vọng, mong muốn của mình để làm rõ cho vấn đề cần thảo luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)