Đối với gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng (Trang 153 - 154)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2. Kiến nghị

2.3. Đối với gia đình

- Gia đình là mơi trường đầu tiên của trẻ em từ khi sinh ra. Không một tổ chức giáo dục nào có thể đóng vai trị quan trọng thay thế gia đình như một cơ sở cơ bản của con người. Gia đình là cơ sở về lâu dài có khả năng nhất để đáp ứng các nhu cầu về tâm sinh lý của trẻ em. Từ gia đình, trẻ em học được các mối quan hệ của con người như hình thức quan hệ, yêu thương, chơi và làm việc và học cách làm người như thế nào. Do vậy, vai trị của gia đình, đặc biệt là vai trò làm cha mẹ phải được nhận thức một cách đầy đủ.

+ Trước hết, gia đình phải chăm sóc và trơng nom các em về sự an toàn, hướng dẫn và uốn nắn thái độ cư xử của các em và mỗi thành viên trong gia đình phải ln đóng vai trị là sự tiếp cận tình cảm đầu tiên của trẻ em.

+ Thứ đến, gia đình cần giữ vai trò chủ đạo trong quan hệ, chịu trách nhiệm truyền đạt các nguyên tắc xã hội và giá trị đạo đức cho trẻ em.

Khi gia đình khơng thực hiện được vai trị đó thì sự phát triển về tâm lý, thể chất, xã hội và tinh thần của trẻ bị tổn thương. Một số biểu hiện của điều này là: thờ ơ, bỏ rơi, hành hạ, tước đoạt quá mức hoặc quá nuông chiều đối với trẻ em. Hậu quả nguy hiểm của việc gia đình khơng thực hiện được vai trị của mình là sẽ hình thành ở đứa trẻ những hành vi trái ngược với những chế định thông thường và các giá trị xã hội mà các em đang sống trong đó. Chúng phát triển theo nhiều hình thức và với các mức độ khác nhau về tinh thần, cảm xúc, rối loạn hành vi dẫn đến nhân cách lệch chuẩn. Nhiều em bị đẩy ra đường phố, bị bạn bè rủ rê, sa ngã vào con đường phi pháp, trong số đó có nhiều em đã trở thành tội phạm.

- Gia đình là yếu tố giáo dục nền tảng nhất, có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân cách của trẻ. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng, gia đình cần có sự phối hợp với nhà trường, có sự liên lạc động viên, khích lệ thường xuyên đến các em, nắm bắt tình hình sức khỏe, tinh thần, học tập và rèn luyện của các em để giúp các em bước quan những khó khăn tâm lý, phấn đấu học tập và tu dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng (Trang 153 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)