CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường
khá thấp. Số liệu theo điều tra của tổ chức Plan cho thấy học vấn của các em tập trung chủ yếu mới ở bậc THCS - chiếm 51,56%. Số em có trình độ THPT rất ít, chiếm 15%. Đặc biệt số trẻ em mù chữ và tái mù chữ ở trường số 4 (Đồng Nai) chiếm 11,26% và trường số 5 (Long An) chiếm 25,3% là khá cao. Trong khi đó số lượng các em ở trường số 2 (Ninh Bình) có trình độ học vấn phổ thơng trung học là rất cao - chiếm 47,9%.
Nhìn chung học sinh trong các trường giáo dưỡng có hồn cảnh gia đình rất khác nhau, nên lý do khiến các em vào trường cũng rất khác nhau. Có em thì vẫn cịn cả cha lẫn mẹ, có em lại chỉ cịn bố hoặc mẹ, có em thì bố mẹ li dị, có em thì mồ cơi cả cha lẫn mẹ, có em phải sống với họ hàng. Khi trẻ em có cuộc sống gần như nghèo nàn về tình thương yêu thì khơng thể khơng ảnh hưởng đến khả năng tư duy, nhận biết cuộc sống của các em.
Trẻ em vào trường giáo dưỡng chủ yếu có hành vi trộm cắp, cướp của và lừa đảo. trong đó hành vi trộm cắp là chủ yếu. Hành vi gây rối trật tự, đánh người gây thương tích chiếm 22,6%. Những hành vi vi phạm khác của các em chiếm một tỷ lệ khá ít, được nhắc đến chủ yếu là hiếp dâm, ma túy, giết người và một số vi phạm nhỏ lẻ khác chiếm 7,69%. Khơng ít em lại có tất cả các vấn đề kể trên.
1.3. Nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng giáo dưỡng
1.3.1. Một số đặc điểm của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng
1.3.1.1. Phát triển tâm - sinh lý ở lứa tuổi vị thành niên có ảnh hưởng tới hành vi vi phạm pháp luật
Ở lứa tuổi đầu vị thành niên - giai đoạn tuổi dậy thì, sự phát triển mất cân bằng tạm thời về cơ thể có thể dẫn đến sự mất cân bằng tạm thời về tâm lý. Khủng hoảng lứa tuổi ở giai đoạn này liên quan đến sự biến đổi đột ngột, rõ rệt về cấu tạo cơ thể, về chức năng sinh lý, tạo nên sự mất cân bằng tạm thời giữa hoạt động của tim và mạch máu gây nên sự thiếu máu cục bộ trên vỏ não, và có thể gây rối loạn hệ tim mạch, như tim đập nhanh, áp huyết tăng, dễ chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi... Những biểu hiện này có thể dẫn đến những rối loạn cảm xúc, những phản ứng bất thường vô cớ, hành vi hung tính thiếu kiểm sốt tạm thời ở vị thành niên.
Sự phát triển của các hc mơn sinh dục có thể kích hoạt hành vi do sự tác động lên hệ thần kinh. Các nhà nghiên cứu (Buchanan, Eccles và Becker, 1972) chỉ ra có sự phụ thuộc khơng rõ nét giữa mức độ hc mơn với các đặc điểm về hành vi ở lứa tuổi vị thành niên, như sự cau có, trầm cảm, lo lắng, mất tập trung, tức giận, kích động, hoảng hốt, hung hăng... Dù sự tác động này thường mang tính nhất thời, không kéo dài. Tuy nhiên, sự phát triển của “các hc mơn nổi loạn” kết hợp với các nhân tố khác ở mỗi cá nhân, như hoàn cảnh gia đình nghèo khó, sự khuyết thiếu của cha, mẹ hay các mối quan hệ gia đình thiếu sự chăm sóc, thiếu tình u thương... sẽ dễ dàng dẫn đến những rối loạn cảm xúc và hành vi lệch lạc ở trẻ vị thành niên. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ vị thành niên sống trong các gia đình khuyết thiếu có thể xuất hiện những lệch lạc trong hành vi tình dục, sự chạy trốn, sự hung hăng và sử dụng các chất gây nghiện.
Ở tuổi vị thành niên, ý thức về sự tự trọng, về nhu cầu độc lập xuất hiện do trẻ cảm thấy mình đã lớn, do cảm thấy được đối xử “ngang hàng” như “người lớn”, do sự bổ sung lượng tri thức, hiểu biết lớn, tự mình lý giải được nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống, và ý thức về bản sắc cá nhân (Tơi là ai? Tơi có giá trị gì? Tương lai của tôi sẽ ra sao?)... Tất cả điều này
dẫn trẻ đến nhiều ước mơ, thậm chí có ảo tưởng về bản thân, tự tôn về bản thân. Vị thành niên muốn được đối xử như người lớn trong khi các bậc cha mẹ chưa thay đổi thói quen hành xử với vị thành niên một cách thích ứng, do họ nhận thấy các em vẫn bị lệ thuộc kinh tế gia đình, các em cư xử vẫn cịn trẻ con, chưa có kĩ năng hành động độc lập và chưa chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Với vị thành niên, sự ứng xử trẻ con trong khi nhu cầu muốn được tự quyết lớn và xu hướng phủ định gây nên những mâu thuẫn nội tâm, những rối loạn cảm xúc (vui buồn thất thường, dễ lo hãi, những ứng xử bồng bột, cực đoan, khó tự ngự chế, tự ái và khơng hài lịng về bản thân dẫn đến cảm nhận về sự thất bại)
Nhu cầu muốn được độc lập, được tự do và tự trọng cao của vị thành niên dẫn đến ý thích chỉ huy. Việc vị thành niên muốn khẳng định mình trong nhóm bạn nên dễ có hành vi bột phát, làm liều khi không được chấp nhận. Tất cả những điều này có thể gây ra hành vi chống đối. Sự chống đối bản thân vì cảm giác bất lực đơi khi đã phóng chiếu sang chống đối người lớn, chống đối các quy chuẩn xã hội ở vị thành niên đã gây nên những hành vi vi phạm pháp luật. [14, tr. 35]
1.3.1.2. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
Trẻ vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật thường thuộc nhóm trẻ em chưa ngoan. Các đặc điểm tâm lý nổi trội thường là [14, tr. 18]:
- Lệch lạc trong nhận thức về hành vi vi phạm
Đó là những sai lệch về tư duy, kiểu suy nghĩ ủng hộ cho hành vi vi phạm xã hội hay chống đối xã hội của trẻ (các hành vi này thường thể hiện qua cơ chế biện minh, hợp lí hố). Các lệch lạc trong suy nghĩ ăn sâu, bám rễ trong nhận thức và được lặp đi lặp lại trong hành vi trở thành thói quen hành động của trẻ. Các lệch lạc trong nhận thức thường thể hiện ở các mức độ sau:
+ Nói giảm nhẹ hành vi vi phạm của mình để người nghe có thể chấp nhận được: “Cháu chỉ lấy mỗi một cái bánh thơi”, “Vì cháu đói”, “Chúng cháu chỉ giả vờ chơi vợ chồng thơi”, “Cháu chỉ đánh nó có mấy cái”...
+ Chối bỏ trách nhiệm về hành vi của mình: “Khơng phải là lỗi của cháu”, “Cháu khơng biết”, “Nó bảo cháu làm thế thì cháu làm, cịn bán được bao nhiêu thì cháu khơng biết”...
+ Niềm tin về sở hữu, khi cho rằng mình có quyền đối với tài sản của người khác: “Cháu chỉ mượn đi tạm thơi”, “Nếu cháu khơng được thì họ cũng đừng hịng được hưởng”, “Của cháu, họ đã hứa cho cháu mà”...
+ Cho rằng mình có quyền gây tổn thương cho người khác: “Cháu có quyền làm như vậy”, “Đáng lẽ cháu cịn cho ăn đòn nặng hơn”...
+ Đổ lỗi nạn nhân: “Nó bắt đầu trước chứ”, “Ai bảo họ có tiền mà khơng biết giữ”, “Ai bảo nó mách lẻo”...
- Một số đặc điểm tính cách xấu nổi trội ở trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
+ Khơng vâng lời, bướng bỉnh, có xu hướng chống đối các biện pháp giáo dục;
+ Vô kỷ luật, dối trá, xấc xược, hung tính, dễ manh động;
+ Lười biếng, thiếu quyết tâm, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và người khác;
+ Adua, bắt chước; + Thất vọng ở bản thân;
+ Xu hướng xung đột nội tâm, mâu thuẫn trong hành vi;
+ Thiếu kiềm chế, xúc cảm thất thường (sự tức giận, lo hãi, vênh váo kiểu “anh hùng rơm”).
Khi trẻ vị thành niên bị người thân bỏ rơi, thiếu nâng đỡ tinh thần hoặc bị bạo lực, chửi rủa, xỉ vả và xúc phạm liên tục, hoặc trẻ bị sống trong lo sợ,
căng thẳng... trẻ dễ bị tổn thương tâm lý. Đôi khi để giải toả trạng thái tâm lý tiêu cực trong gia đình trẻ có những phản ứng chống trả quyết liệt, bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, sử dụng các chất kích thích, hoặc gây ra những hành vi rối loạn xã hội, như gây hấn với người khác, phá hoại tài sản, trộm cắp, thậm chí tự huỷ hoại bản thân.
1.3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi vi phạm pháp luật ở trẻ vị thành niên
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật ở trẻ vị thành niên, trong đó những nhân tố gia đình, nhà trường và xã hội đóng vai trị ảnh hưởng rất quan trọng, đặc biệt hơn là nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân trẻ.
- Ảnh hưởng xấu từ giáo dục trong gia đình
Hầu hết trẻ em vi phạm pháp luật có hồn cảnh khá đặc biệt: Cha mẹ bỏ nhau, ly thân, ly dị, trẻ mồ cơi cha hoặc mẹ, hoặc cả hai, cha mẹ có khuyết tật khơng đủ khả năng ni dưỡng trẻ… Cha mẹ có hành vi phạm pháp luật, là tấm gương xấu cho trẻ và trẻ bị xúc phạm liên tục trong quá trình trưởng thành. Phần nhiều các em sống trong gia đình mà cha mẹ ít quan tâm giáo dục, hoặc giáo dục của cha mẹ không phù hợp với trẻ: không yêu thương trẻ đúng cách, quá hà khắc, bạo lực, hoặc nuông chiều vô nguyên tắc, hoặc buông lỏng sự giáo dục.
Có thể nói, trẻ có hành vi vi phạm pháp luật là những trẻ không được nuôi dưỡng, uốn nắn, che chở từ cha mẹ và người thân
Theo tài liệu nghiên cứu của Nguyễn Duy Xi, khi phân tích 624 trẻ em làm trái pháp luật cho thấy [38, tr. 42]:
+ Có 30% trẻ sống trong các gia đình khơng hịa thuận, có người nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, quy tắc sống bị đảo lộn.
+ Có 21% trẻ là con các gia đình làm ăn bất chính, bn gian bán lận, chứa nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, buôn bán hàng quốc cấm.
+ Có 8% gia đình có cha mẹ đi tù.
+ Có 21,2% số trẻ được gia đình nng chiều q mức.
+ Có 48,9% gia đình đối xử hà khắc, độc ác với con. Trong đó có 23% bị cha đánh, 20,3% bị gì ghẻ, cha dượng đánh đập tàn nhẫn, ngược đãi, phải bỏ nhà di lang thang.
+ Có 71,37% gia đình khơng quan tâm, chăm sóc con cái.
- Ảnh hưởng xấu từ học đường
Nhà trường chưa có các biện pháp giáo dục kết hợp với gia đình và các tổ chức xã hội khác
Trường học chưa có các biện pháp giáo dục phù hợp với những học sinh cá biệt và học sinh có hồn cảnh đặc biệt
Giáo dục coi trọng dạy chữ - dạy kiến thức, xem nhẹ dạy làm người, dạy yêu lao động
Giáo dục học sinh ít gắn với trách nhiệm cá nhân và xã hội, còn giáo điều, coi trọng hình thức.
Hình thức kỷ luật chưa đủ nghiêm để răn đe học sinh vi phạm nội quy học đường, nhưng cũng chưa đủ để bảo vệ học sinh trước những hiện tượng bạo lực đang gia tăng hiện nay.
Một số giáo viên có hành vi chưa mẫu mực trong sử dụng ngôn từ với học sinh, có định kiến xấu với học sinh, xử sự chưa công bằng, thiếu tôn trọng nhân cách học sinh, thậm chí có thầy cơ cịn sử dụng hình thức trừng phạt thân thể học sinh.
- Ảnh hưởng xấu từ bạn bè, môi trường
Trẻ vị thành niên vào trường giáo dưỡng thường do bị nhóm bạn xấu lơi kéo vào những hành vi vi phạm pháp luật. Các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, trộm cắp, cờ bạc, gây rối trật tự công cộng… tác động thường xuyên đến cuộc sống và nhận thức của các em. Các em bị ảnh hưởng xấu từ
các phương tiện truyền thông đại chúng, như xem sách báo, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm, chơi game bạo lực… không phù hợp với lứa tuổi.
Những mối quan hệ với bạn học hay là những thất bại trong học tập cũng khiến trẻ có những suy nghĩ tiêu cực và họ thường giải toả chúng bằng những hành vi chống đối và vi phạm những quy tắc và những chuẩn mực xã hội. Không đi học, không làm việc, trẻ lang thang bị lôi kéo vào các hoạt động khơng lành mạnh.
- Những yếu tố từ chính bản thân trẻ
Trẻ có các hành vi rối loạn có tính bệnh lý do những ngun nhân có liên quan đến bệnh bẩm sinh, di truyền.
Trẻ có tổn thương tâm lý từ thời thơ ấu do người lớn gây ra (giáo dục thiếu tình yêu thương, bị bỏ rơi, bị bạo lực…) dẫn đến những mặc cảm tuổi thơ, những rối loạn cảm xúc gây ra những hành vi chống đối tiêu cực. Các em thiếu sự chế ngự về các nhu cầu bản thân. Ví dụ, nhu cầu vật chất quá cao so với những đáp ứng thực tế của điều kiện sống dễ sinh ra dối trá, trộm cắp.
Có những rối loạn tâm - sinh lý ở tuổi gây xáo trộn về cảm xúc và hành vi. Về mặt tâm lý, đây là lứa tuổi phát triển nhanh có những sự đột biến, không cân bằng tạm thời giữa thể chất và hệ thần kinh, thời kỳ phát dục nên tình cảm ý chí chưa ổn định. Tự đánh giá về sự phát triển của bản thân chưa đúng mức, có kiến thức, kỹ năng nhưng thiếu kinh nghiệm hoạt động, là lứa tuổi có dư sức lực, ham hoạt động, muốn tự khẳng định mình, có lòng tự trọng cao nhiều khi trở thành tự kiêu, tự ái. Có những cảm xúc mạnh về giới tính, cảm xúc về tình u, gia đình, nghề nghiệp, có những mối quan hệ rộng rãi hơn với mọi người. Đó là những đặc điểm chung của lứa tuổi vị thành niên mà nếu như không được quan tâm, bảo vệ, giáo dục, nếu gia đình, nhà trường, xã hội lại mắc phải những thiếu sót trong cơng tác giáo dục thì những cá nhân
tự giáo dục, tự điều chỉnh kém sẽ có nhiều nguy cơ trở thành trẻ hư, làm trái pháp luật.
1.3.2. Nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng
Các quan niệm trong tâm lý học Mácxít đều thống nhất coi nhu cầu là những đòi hỏi, mong muốn của con người về một đối tượng nào đó. Sự địi hỏi đó phải được thoả mãn để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Tuỳ theo trình độ nhận thức, mơi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lí, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu tham vấn tâm lý là một nhu cầu thiết yếu góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng có thể được hiểu là mong muốn được chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc hay những khó khăn tâm lý của các em, cụ thể là các mối quan hệ gia đình, bạn bè, người yêu hay sự va chạm nhân cách giữa các em ở trường giáo dưỡng…để các em có thể vững vàng và tự tin hơn trong cuộc sống.
Nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật được nảy sinh, tức là các em đang thực sự thiếu và rất cần thiết được chia sẻ, giúp đỡ giải toả những vướng mắc tâm lý của bản thân, và nếu nhu cầu không được thoả mãn, các em sẽ khơng có được những tri thức đó và có thể gây ra hậu quả nặng nề. Và như vậy, khi các em có nhu cầu tham vấn thì nhu cầu này cần phải được đáp ứng để các em có thể tự khơi dậy tiềm năng của bản thân, tự giải quyết vấn đề của mình.
1.3.2.1. Đặc điểm nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng
Đối tượng nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật chính là nhà tham vấn, những người trực tiếp quản lý giáo dục các em, từ đó
giúp các em vượt qua các vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Khi đối tượng này được phát lộ ra ngoài, tức là trở thành nhu cầu thực sự, thì lúc này nó trở