Khái niệm trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.2. Khái niệm trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

Trẻ vị thành niên được định nghĩa chung là giai đoạn chuyển tiếp, sự phát triển giữa trẻ em và người lớn. Nói cách khác, vị thành niên là các em đang ở giai đoạn “khơng cịn là trẻ con nhưng chưa phải người lớn” [38, tr. 11]

Do sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm và xã hội cũng như sự thay đổi của tuổi dậy thì đã làm cho giai đoạn này trở thành một quãng thời gian “duy nhất” và “quan trọng nhất” trong cuộc sống của con người.

Chúng ta có thể hiểu về tuổi vị thành niên như sau:

Đó là tuổi chuyển tiếp giữa trẻ con trở thành người lớn, các em đang có những thay đổi nhanh chóng về thể lực, tâm lý, tình cảm, nhận thức. Tuổi vị thành niên bắt đầu bằng tuổi dậy thì và kết thúc bằng việc dành được vai trò và trách nhiệm của người lớn.

Vi phạm pháp luật theo nghĩa hẹp có mức độ gây nguy hiểm cho xã hội ít hơn tội phạm. Hành vi vi phạm pháp luật không cấu thành tội phạm có thể là hành vi không phải là tội phạm, như hành vi bị xử phạt hành chính cảnh cáo, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại dân sự, vi phạm nội quy kỷ luật lao động, cơ quan, trường học [2, tr. 15]. Vi phạm pháp luật là một trong những biểu hiện chống lại trật tự xã hội. Một hành vi vi phạm pháp luật ở trẻ vị

thành niên, theo Cloward Ohlin (1960), là một hành vi vi phạm những chuẩn mực chung của một xã hội.

Trẻ em vi phạm pháp luật là tất cả những người dưới 16 tuổi, có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý, đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đều bị coi là vi phạm pháp luật (trừ trẻ em phạm tội hình sự)

Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật là những người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật ở các mức độ khác nhau nhưng chưa đến mức bị coi là phạm tội, chưa phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 24 có ghi đối tượng bị áp dụng đưa vào trường giáo dưỡng là:

- Trẻ vị thành niên từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do cố ý phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật hình sự (1999).

- Trẻ vị thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

Đối với các trường giáo dưỡng, trẻ chưa thành niên từ đủ 12 tuổi đến 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, nhiều lần gây rối trật tự cơng cộng mà trước đó đã được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng khơng có nơi cư trú nhất định thì phải đưa vào trường giáo dưỡng.

Như vậy, trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật được đưa vào trường giáo dưỡng có độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi. Thời gian sống trong trường của các em từ 6 đến 24 tháng. Trong quá trình phấn đấu tu dưỡng trong trường, các em có thể được giảm án (các em sau khi đã ở trường được 1/2 thời gian sẽ được xét giảm và thời hạn giảm tối đa là 1/3 thời hạn ghi trong quy định)

Từ gọi thông thường với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật là trẻ em làm trái pháp luật, người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)