CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nhận thức của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo
3.1.2. Nhận thức của trẻ vị thành niê nở trường giáo dưỡng về sự cần thiết
của tham vấn tâm lý
Để tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng, trước tiên chúng tơi tìm hiểu nhận thức của các em về mức độ cần thiết của tham vấn tâm lý.
Kết quả điều tra cho thấy có đến 80,1% em cho rằng tham vấn tâm lý rất cần thiết đối với học sinh ở trường giáo dưỡng, 17% em cho là tương đối cần thiết, 2,2 % em thấy có cũng được khơng có cũng được và chỉ có rất ít em (0,7%) cho rằng tham vấn tâm lý là không cần thiết. Nghiên cứu trên cho thấy rằng, nhu cầu được tham vấn tâm lý đối với học sinh trường giáo dưỡng ở mức độ rất cao.
Khi được hỏi rằng: “Vì sao em có sự lựa chọn như vậy?”, một số em đã đưa ra những lý giải về vai trò của tham vấn tâm lý đối với cuộc sống của các em:
Em P.H.A vào trường được 18 tháng: “Tham vấn tâm lý giúp cho bản thân em cảm thấy nhẹ nhàng hơn, giúp mình giải toả được những âu lo, buồn phiền của mình”.
Em H.M.H vào trường được 11 tháng: “Vì tham vấn tâm lý có ích cho em và giúp đỡ, chia sẻ, động viên những bạn bè của em”.
Em Đ.M.C vào trường được 6 tháng: “Tham vấn tâm lý giúp em và các bạn hiểu biết hơn về cuộc sống xã hội và biểu biết về pháp luật”.
- “Tham vấn tâm lý giúp em hiểu được tâm lý của mình và tự chủ trong cuộc sống, khơng có những tư tưởng sai lầm” (Phiếu số 8, nam)
- “Học sinh trường giáo dưỡng là những người bạn thiếu may mắn và đáng thương nên rất cần thiết được tham vấn tâm lý” (Phiếu số 15, nữ)
- “Vì ngồi việc học tập và lao động trong trường giáo dưỡng, chúng em cần phải được tham vấn về các vấn đề tâm lý khác như gia đình, tình yêu, tình dục, nghề nghiệp sau này.” (Phiếu số 33, nam)
- “Có những bạn muốn tự tử để về với bố mẹ, vì thế em nghĩ tham vấn tâm lý rất cần thiết cho những bạn như vậy” (Phiếu số 10, nữ)
- Em T.V.T ở Vĩnh Phúc: “Có những vấn đề tâm lý mà em khó lý giải và khơng hiểu hết được thì thầy cơ giáo sẽ giúp cho em hiểu. Em khơng hiểu vì sao mà khi ở nhà em cãi bố mẹ mà khi vào đây em thấy nhớ và u bố mẹ vơ cùng”.
- “Vì nếu khơng được tham vấn tâm lý em sẽ thấy chán nản và không đủ nghị lực để vượt qua thời gian tu dưỡng ở trường giáo dưỡng” (Phiếu số 142, nam)
- “Mỗi chúng em đều có những vướng mắc cần được tham vấn” (Phiếu số 91, nam)
- “Trường giáo dưỡng là môi trường luôn bị cơ lập về tình cảm như nhớ nhà, những chuyện buồn trong quá khứ... nên chúng em rất cần được chia sẻ” (Phiếu số 83, nữ)
Mỗi em đưa ra những lý do khác nhau nhưng nhìn chung các em đều nhận thức được tham vấn tâm lý có ý nghĩa rất lớn với những thay đổi tích cực trong nhận thức cũng như tình cảm của các em và nhu cầu được tham vấn tâm lý của học sinh trường giáo dưỡng là rất lớn. Hầu hết các em đều cho rằng, tham vấn tâm lý sẽ giúp cho học sinh trường giáo dưỡng được “chia sẻ những tâm tư”, “giải toả vướng mắc” và “bày tỏ mong muốn”, giúp các em nói hết những gì trong lịng muốn nói, từ đó các em sẽ thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn. Đây là nhu cầu hết sức chính đáng, nhất là đối với các em học sinh ở trường giáo dưỡng.
Bằng cách tính hệ số tương quan, chúng tơi cũng nghiên cứu thấy rằng, mức độ mong muốn được tham vấn hay cảm thấy cần thiết được tham vấn chiếm tỷ lệ cao nhất ở số trẻ vị thành niên vào trường trong thời gian dưới 6 tháng, tiếp sau đó là số trẻ trên 12 tháng và ít hơn ở những trẻ vào trường thời gian từ 6 đến 12 tháng. Điều này cho thấy, những em mới vào trường giáo dưỡng là bước vào mơi trường giáo dục mới, hồn tồn xa lạ với các em về sinh hoạt, lao động cũng như các mối quan hệ, ngoài ra các em phải chấp hành những nội quy, kỷ luật của nhà trường, những khó khăn tâm lý trước đây chưa được giải quyết nay các em lại có thêm nhiều tâm lý xáo trộn, bức xúc, chán nản, thậm chí nhiều em cịn gây gổ, đánh đập bạn, thậm chí có hành vi trốn trường. Do đó, nhu cầu được tham vấn tâm lý ở những em này là rất lớn, các em mong muốn được thầy cơ giúp đỡ vượt qua những khó khăn ban đầu, giải toả những bức xúc tâm lý để có thể thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các mối quan hệ ứng xử trong môi trường mới.
Bên cạnh đó, đối với những em có thời gian vào trường trên 12 tháng cho đến hết thời hạn, đặc biệt là những em sắp được ra trường, nhu cầu tham vấn cũng ở mức độ rất cao. Khác với những em mới vào trường, những em này thường có tâm lý lo lắng về nghề nghiệp tương lai, các em sẽ kiếm sống như thế nào, khi trở về cộng đồng có được gia đình, xã hội chấp nhận khơng? liệu có bị bạn bè rủ rê lơi kéo khơng? các em sợ bị quay lại con đường cũ và hơn hết sợ cái nhìn kỳ thị của mọi người khi các em đã có vết đen trong quá khứ. Như vậy, tâm lý của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng thường diễn biến rất phức tạp, nhu cầu được giúp đỡ ở các em là rất chính đáng, địi hỏi thầy cơ có cái nhìn khoan dung và tình u thương cảm thơng đối với các em, đáp ứng phần nào những mong mỏi, khát khao ở những tâm hồn còn bé bỏng nhưng chịu nhiều vết sạn của cuộc đời khơng dễ gì gạn lọc được.
Có thể thấy rằng, trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng bị tước bỏ một số quyền cơ bản của công dân do những hành vi sai phạm gây nguy hiểm cho xã hội. Trong điều kiện sống mới chịu nhiều áp lực, nhiều em bị rơi vào trạng thái tâm lý bất lợi, vừa tổn hại cho sức khoẻ vừa gây khó khăn cho việc chấp hành những yêu cầu của trường giáo dưỡng và tiếp nhận những tác động giáo dục của thầy cô, cán bộ quản lý trường. Các em cần được tham vấn tâm lý để thay đổi bản thân, thực hiện tốt hơn nghĩa vụ của mình. Làm tốt điều này cũng chính là giúp cho cơng tác quản lý giáo dục ở trường giáo dưỡng thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Trong điều kiện chưa tổ chức được tham vấn như một hoạt động độc lập, thầy cô cần vận dụng các nguyên tắc và kỹ năng tham vấn trong hoạt động giáo dục cho học sinh trường giáo dưỡng, đồng thời tạo dựng niềm tin, khơi dậy ở các em nghị lực và bản lĩnh sống sau “vấp ngã” trên cơ sở lịng nhân ái của con người, khơng để những chủ quan, định kiến tác động đến các em.
Tham vấn tâm lý rất quan trọng vì trẻ cần được giúp đỡ nhưng thầy cơ sẽ giúp trẻ những gì cho đúng với nhu cầu thật của trẻ? – Vật chất, tình thương, nghề nghiệp, ý kiến, thay đổi một nếp sống, sửa đổi một hành vi hay trẻ chỉ cần một sự quan tâm hoặc một chút cảm thông…?
Qua tham vấn, thầy cơ có thể biết được những nhu cầu thật sự của trẻ, để có thể đáp ứng và giúp đỡ trẻ một cách hữu hiệu, đúng như nhu cầu và sự chờ mong của các em. Những điều mà có khi rất khó khăn hay lắm lúc cũng đơn giản thơi nhưng chính trẻ hay gia đình chúng đã khơng nhận ra hay khơng tự lo liệu được. Những gì thầy cơ tác động trong quá trình tham vấn cùng với thái độ tơn trọng, chân thành với tâm tình yêu mến hoặc đồng cảm, thầy cơ sẽ có ảnh hưởng sâu xa đến trẻ, hay có khi giúp trẻ chuyển hướng được tương lai của mình.
Biểu đồ 3.2. Nhận thức về sự cần thiết phải tham vấn tâm lý
80,1% 17,0%
0,7% 2,1%
Rất cần thiết Tương đối cần thiết Có cũng được, khơng có cũng được Khơng cần thiết
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 80,1% học sinh cho rằng tham vấn tâm lý là rất cần thiết, 17 % trẻ cho rằng tương đối cần thiết và số rất ít 2,1% cho rằng có cũng được, khơng có cũng được. Nhìn chung hầu hết trẻ vị thành niên
tham vấn lại trở thành nhu cầu cấp thiết trong mỗi các em như vậy. Bởi các em ở độ tuổi vị thành niên – là tuổi chuẩn bị, tuổi đầu tư, tuổi nền móng cho tương lai của xã hội “Thanh niên là rường cột của đất nước”. Tuổi trẻ vị thành niên chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nhưng có nhiều thay đổi nhất trong cuộc đời của một con người. Những học sinh ở trường giáo dưỡng mà thầy cô đang từng ngày đối diện, chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành một người lớn, có trách nhiệm với mình và đóng góp cho xã hội. Và một khi đã thành người lớn rồi thì sự thay đổi trở nên khó khăn và thầy cơ cũng khó gây ảnh hưởng đến các em. Dưới góc độ đạo đức của người làm tham vấn, nếu thầy cô không giúp các em những gì cần cho hành trang vào đời bây giờ, có lẽ các em sẽ khơng cịn cơ may nào khác hay các em sẽ vào đời bằng sự nghèo nàn, thiếu hụt của mình. Mặt khác nếu khơng được giúp đỡ, những khó khăn, vấn đề hoặc tình trạng có thể trở nên trầm trọng hơn vì những vấn đề đó tự các em khơng thể giải quyết được nhưng trái lại càng ngày càng phức tạp và sau này đòi hỏi nhiều thời gian, sức lực hơn mới giải quyết được. Thậm chí có những trẻ khơng ý thức về tính chất nghiêm trọng và nguy hiểm của tình trạng vấn đề hay hành vi của chúng, vai trị của thầy cơ làm tham vấn lại càng trở nên quan trọng hơn.
Với câu hỏi trên chúng tơi muốn tìm hiểu xem điều gì làm cho tham vấn tâm lý lại cần thiết với trẻ, đặc biệt là trẻ vị thành niên làm trái pháp luật? Chúng ta không thể phủ nhận là những hành vi của trẻ phần lớn thường là ngồi ý muốn. Sự kiểm sốt của ý thức nhiều lúc vắng mặt hay rất yếu, vì trẻ bị chi phối bởi sự thơi thúc của xung năng, những thất vọng, tức giận, chống đối, mặc cảm và bồng bột… vì thế sự hối hận sẽ dày vò, mặc cảm tội lỗi sẽ gặm nhấm các em… và có thể đưa các em đến những hành động tệ hại hơn và nhất là dẫn đến những rối loạn tâm thần. Các em cần được giúp lấy lại bình tĩnh, giúp nhìn nhận và đánh giá sự việc, đánh giá mình một cách khách quan.
Nếu khơng được giúp đỡ, trẻ sẽ có cái nhìn lệch lạc về mình, về sự việc, về người khác; mà đó là nguyên nhân của những lệch lạc khác trong cuộc sống của trẻ, từ đó có thể làm cho xã hội trở nên thiếu lành mạnh.
Em V.N.A cho rằng: “Học sinh trường giáo dưỡng tâm lý không được ổn định, có nhiều bức xúc tâm lý cho nên rất cần được thầy cô tham vấn”
(Phiếu số 85, nam).
Còn em H.M.N cho rằng: “Mới vào trường ai cũng có tư tưởng tiêu cực, tham vấn cho các bạn mới vào là rất cần thiết để các bạn khơng cịn tư tưởng xấu như đánh bạn, trốn trường.” (Phiếu số 134, nữ)
Làm sao trẻ có thể tự mình đứng lên và làm lại cuộc đời một cách lành mạnh, nếu khơng có sự đỡ nâng, thương yêu, cảm thơng và khun khích, giúp đỡ… Để giúp trẻ một cách thiết thực, thầy cô cần phải lắng nghe trẻ, không phải nghe bằng tai mà bằng mắt quan sát, bằng con tim cảm thơng, bằng trí suy tìm ngun nhân của sự việc… bằng cả con người của mình đón nhận sứ điệp của trẻ qua hành động của chúng, nhất là những gì chúng ta cho là “trái pháp luật”, xã hội kỳ thị. Qua tham vấn, thầy cơ sẽ lắng nghe chính trẻ bày tỏ, những tâm tư mà trẻ muốn diễn tả… nghe bằng cả con người thì mới mong hiểu và giúp trẻ giải quyết thích đáng, vì hành động của con người khơng chỉ xảy ra như điều mình có thể nhận thấy. Dù có ý thức hay khơng có ý thức, mỗi hành vi đều có nguyên nhân của nó. Mỗi hành vi đều có lịch sử của kinh nghiệm nằm đằng sau cái mà nhà tham vấn có thể quan sát được.
Lý thuyết về nhu cầu đã chỉ rõ, những hành vi được thúc đẩy bởi những động lực căn bản. Một đứa bé khóc là đang muốn bày tỏ nhu cầu thực phẩm hay chăm sóc. Một học sinh đã có những hành vi như trộm cắp, hung hăng hay có khi giết người… vì đơn giản chỉ là một cách để đáp ứng nhu cầu cần được người khác để ý hay chấp nhận. Nếu nhận biết được nhu cầu đó sớm hơn, thầy cơ có thể ngăn chặn hay giúp trẻ tránh được những hành vi tai hại
cho chính các em và cả xã hội nữa, hoặc giúp các em hướng đến một việc làm nào đó tích cực hơn.
Trước mỗi hành vi của trẻ, thầy cô luôn phải đặt câu hỏi: “Đằng sau hành động này, các em đang cố gắng để đáp ứng nhu cầu gì?”…Nhu cầu thể chất, tâm lý, tinh thần…? Các em có thể cần được lo lắng về vật chất, thức ăn, chốn ở… cần cảm thấy mình được thuộc về… cần cảm thấy mình được thoả mãn… cần tình thương và sự che chở… cần yêu và được yêu… cần giải toả mình khỏi mặc cảm tội lỗi, thừa thãi, bất lực… cần tìm ý nghĩa và mục tiêu của cuộc sống…
Ngun nhân của vấn đề có thể được tìm thấy trong hiện tại hay trong quá khứ. Chẳng hạn khi chúng tôi trực tiếp phỏng vấn sâu, một số em đã trả
lời: “Bố em bị mất việc, đâm ra gắt gỏng, đánh đập mẹ con em thậm tệ, em bỏ nhà đi, bạn bè rủ em trộm cắp”, “Gia đình em nghèo khơng đủ tiền cho em đóng học phí, em phải bỏ học nên khơng có việc gì làm, bị bạn bè rủ rê…”, “Em trộm cắp vì nhà em nghèo khơng có gì ăn”, “Em bỏ nhà đi và trở thành người móc túi vì khơng chịu nổi sự tàn nhẫn của bố dượng”… Có thể trong
những tâm sự ấy có phần “đổ lỗi” lên người khác hay “nói dối” để khơng phải nhận trách nhiệm nhưng khơng ít em đã vi phạm pháp luật do những nguyên nhân nhức nhối trên, đa phần từ yếu tố gia đình.
Một số em khác thiếu hụt sự giáo dục của gia đình, chưa có hiểu biết đầy đủ về pháp luật trong khi nhu cầu tự khẳng định nổi lên mạnh mẽ. Vì vậy, các em thường có thái độ khơng quan tâm, khơng tơn trọng hệ thống quy tắc đạo đức, những chuẩn mực xã hội tốt đẹp nhưng lại tiếp nhận một cách mù qng những thói quen xấu, sống bng thả tự do, vơ kỷ luật, khơng thích sự kìm cặp, chỉ bảo của người lớn… do vậy khơng đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mình gây ra. Mong muốn của những em này là được giáo dục đầy đủ về pháp luật để các em không bị trả giá bởi chính sự bồng bột, nơng nổi của sự thiếu hiểu biết này.
Trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng có nhu cầu được chú ý và chăm lo, các em mong muốn được thầy cô chỉ cho biết trách nhiệm của mình trong những việc đã làm, giúp tìm ra tiềm năng, hướng đi và những cơ may trong đời… Nói tóm lại, các em cần người lắng nghe, tơn trọng, cảm thơng để có thể phát triển và tự mình nắm lấy trách nhiệm của đời mình. Thầy cơ cần đặt ra câu hỏi: “Tại sao các em lại hành động như thế?”, “Trẻ đang cố gắng nói lên cái gì đây?”, “Cách nào tốt nhất mà tơi có thể làm để giúp trẻ”… Điều này