Mức độ thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niê nở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng (Trang 136 - 141)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Sự thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niê nở trường

3.3.4. Mức độ thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niê nở

trường giáo dưỡng

Nhìn chung trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đã có những hành vi và lựa chọn các hình thức khác nhau để được tham vấn. Đối với những em đã được thầy cơ tham vấn, chúng tơi muốn tìm hiểu sâu hơn về mức độ thoả mãn của các em sau khi tham vấn.

Đa số trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng có cảm nhận tích cực sau khi tham vấn, số em cảm thấy rất hài lịng chiếm 58,8%, có 26,1% em cảm thấy hài lịng và số em có cảm nhận bình thường chiếm tỷ lệ ít 15,1%.

Phỏng vấn sâu một em nam, vào trường được 6 tháng cho biết: “Lúc mới vào trường, tâm trạng của em rất mệt mỏi, em đến gặp thầy cô với mong muốn có thể giải toả bớt những căng thẳng khi ở trong trường, khi nào em cũng nhớ nhà, trong khi bạn bè xa lạ, mơi trường mới gị bó, mất tự do, chúng em ln phải lao động tập thể và thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt. Nhưng thầy cô đã giúp em nhận thức được những vấn đề em đang gặp phải, mỗi khi tham vấn, thầy cô đã lắng nghe, chia sẻ và hướng dẫn em những kỹ

năng sống và giúp em cách thích nghi. Giờ đây em cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu trong học tập và lao động, thậm chí em có thể tự mình giải quyết được những khó khăn trong cuộc sống”.

Biểu đồ 3.13. Mức độ thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lý

58,8% 26,1% 15,1% Rất hài lịng Hài lịng Bình thường

Một số em sau khi được tham vấn có cảm nhận bình thường, bởi lẽ những em này tìm đến tham vấn với mong muốn tìm cách tháo gỡ cho vấn đề rắc rối của mình, do đó các em tin tưởng rằng thầy cô sẽ giúp được các em giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, những học sinh này chưa hiểu đúng về tham vấn, cho rằng thầy cô phải đưa ra lời khuyên, bày cho các em cách giải quyết tốt nhất nên cảm thấy bình thường khi khơng thể chủ động tìm hướng giải quyết cho những khó khăn của mình.

Tìm hiểu cảm xúc của thầy cơ sau khi làm tham vấn cho học sinh, kết quả cho thấy:

Đa số thầy cơ ở trường giáo dưỡng đều có tâm trạng vui vẻ, thoải mái sau khi làm tham vấn tâm lý cho các em (chiếm 73,9%), họ cho rằng sở dĩ có tâm trạng như vậy vì đã giúp các em giải toả tâm lý.

Số ít thầy cơ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, hoặc nặng nề sau khi tham vấn. Trường hợp này xảy ra khi vấn đề của các em quá phức tạp hay vấn đề

liên quan trực tiếp tới gia đình mà bản thân thầy cơ khơng thể liên lạc hay kết nối với gia đình để có sự phối hợp, giúp đỡ các em.

Biểu đồ 3.14. Cảm xúc của thầy cô sau khi tham vấn

26,1% 8,7% 4,3% 73,9% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

Hứng thú Căng thẳng, mệt mỏi Nặng nề Vui vẻ, thoải mái

Một số thầy cơ có tâm trạng khác như: “Đơi lúc buồn vì có những vấn đề mình khơng thoả mãn”,“Trong tơi thường có những cảm xúc lẫn lộn”, đây

cũng là những cảm xúc rất chân thật của thầy cơ khi làm tham vấn. Q trình tham vấn của thầy cô đôi khi chỉ giúp đỡ các em giải toả một phần nào đó những bức xúc của mình nhưng có những vấn đề bản thân thầy cơ và các em khơng thoả mãn hồn toàn, hay với những tổn thương trong quá khứ của các em giờ đây thầy cơ có thể xoa dịu nhưng khơng thể bù đắp mất mát, một lúc

nào đó nó lại trỗi dậy nhức nhối trong lịng các em. Một cơ giáo chia sẻ: “Có những em có hồn cảnh rất đáng thương, đôi khi tôi thật khó khăn để kiềm chế cảm xúc, kể cả sau khi tham vấn rồi, tơi vẫn khơng thốt được những ý nghĩ về em. Các em còn quá nhỏ để đối diện với những vấn đề phức tạp vượt

Thực tế cho thấy, hoạt động quản lý giáo dục trẻ vị thành niên trường giáo dưỡng là dạng phức hợp của hoạt động quản lý con người (giữ gìn, trơng coi) và giáo dục lại. Đây là một trong những hoạt động đặc thù mà đối tượng tác động trực tiếp là các trẻ có nhân cách lệch chuẩn, địi hỏi ở nhà tham vấn không chỉ có những phẩm chất tâm lý đặc thù, mà cịn phải có hiểu biết sâu sắc và khả năng vận dụng tốt kỹ năng tham vấn. Vì vậy, quá trình tham vấn được xem là quá trình tác động vào ý thức, làm thức tỉnh nhân tính, đặc biệt là ý muốn phục thiện của học sinh trường giáo dưỡng. Ngồi mục đích kiềm chế, tiến tới giải toả tâm lý tiêu cực ở các em, thầy cơ cịn phải khơi phục và phát triển tâm lý tích cực để các em hình thành nhân cách hợp chuẩn, tái hịa nhập cộng đồng. Đây quả thực là một thử thách lớn trong hành trình trợ giúp tâm lý và giúp các em hồn thiện nhân cách của các thầy cơ làm tham vấn ở trường giáo dưỡng.

Tìm hiểu đánh giá của thầy cơ về mức độ hài lịng của trẻ em trường giáo dưỡng sau khi được tham vấn, kết quả cho thấy:

Biểu đồ 3.15. Mức độ hài lịng của thầy cơ sau khi làm tham vấn

13,0% 78,3% 8,7% Rất hài lịng Hài lịng Bình thường

Kết quả nghiên cứu từ việc đánh giá của thầy cô về mức độ hài lòng của các em sau khi được tham vấn cho thấy, số em cảm thấy hài lòng sau khi được tham vấn chiếm tỷ lệ cao (78,3%).

Các thầy cô đều cho rằng, đa số học sinh được giải toả cảm xúc của mình sau khi được tham vấn, các em vui vẻ, thoải mái hơn (biểu lộ qua nét mặt), các em tự tin hơn khi nhận biết được vấn đề, nhiều em mong muốn lần sau được gặp lại nhà tham vấn. Thơng qua q trình tham vấn, thầy cơ giúp các em hiểu được bản chất của sự việc, cái gì nên và khơng nên, có sự thay đổi tích cực về nhận thức, xúc cảm, tình cảm, hành vi, từ đó các em hịa đồng, hăng hái học tập và rèn luyện hơn.

Một thầy giáo trong tổ tham vấn chia sẻ: “Sau khi trẻ được tham vấn, đa phần các em cảm thấy bớt căng thẳng, lo âu hơn, các em hiểu hơn về bản thân cũng như có khả năng đương đầu và chấp nhận hoàn cảnh”. (Phiếu số

13, nam)

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có số ít giáo viên (8,7%) cho rằng các em cảm thấy bình thường sau khi tham vấn, nghĩa là có ít sự thay đổi ở các em so với trước khi tham vấn. Họ cho rằng, học sinh đa số hài lòng với kết quả tham vấn song có một số em khi tham vấn xong vẫn cảm thấy bình thường và ít khi thực hiện theo những định hướng của mình trong quá trình tham vấn. Điều này cho thấy, tham vấn thực sự là một quá trình tương tác phức tạp, địi hỏi sự hợp tác từ phía thân chủ, sở dĩ kết quả tham vấn không được nhìn thấy do trẻ cịn thụ động, rụt rè, thiếu tin tưởng thầy cô, hoặc xuất phát từ những nhu cầu khơng chính đáng của các em nằm ngồi phạm vi giúp đỡ của thầy cơ. Phần khác, do thầy cơ cịn kiêm nhiệm nhiều công việc không chuyên, do đó họ khơng thể sâu sát cùng với các em trong suốt hành trình thay đổi nhận thức, hành vi của chính các em, nhiều em vì chán nản, khó khăn

trong việc tự mình giải quyết vấn đề, do đó có tâm lý phụ thuộc, chờ đợi lời khuyên của thầy cô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng (Trang 136 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)