CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức
- Mục đích: Giai đoạn này chúng tơi tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng, từ đó
đưa ra kết luận và đề xuất của nghiên cứu. Chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu xuất phát từ những căn cứ sau:
+ Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng
+ Căn cứ vào đặc điểm của khách thể nghiên cứu là trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng, ở độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi.
+ Căn cứ vào thực trạng hoạt động tham vấn ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình.
Xuất phát từ những căn cứ trên, chúng tôi chọn mẫu để điều tra chính thức như sau:
- Địa bàn nghiên cứu: Trường giáo dưỡng là một mơ hình giáo dục đặc biệt thuộc quản lý của Tổng cục VIII, Bộ cơng an. Ở Việt Nam có 4 trường giáo dưỡng phân bố ở 4 tỉnh khác nhau, tuy nhiên các trẻ em vi phạm pháp luật ở khu vực miền Trung và miền Bắc được đưa vào quản lý, giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. Ở đây, tập trung số lượng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật khá lớn, nhìn chung khi vào trường các em thường có tâm lý xáo trộn, không ổn định, đa phần các em đều mong muốn nhận sự quan tâm, hỗ trợ tinh thần từ phía thầy cơ và nhà trường.
- Khách thể nghiên cứu: Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 141 trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng, 02 cán bộ lãnh đạo, 02 cán bộ quản lý học sinh và 23 thầy cô công tác ở 4 trường giáo dưỡng trên cả nước. Đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng, vì vậy nhóm khách thể trẻ vị thành niên là nhóm khách thể chính của đề tài, được chúng tôi lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Đặc điểm của khách thể trong nghiên cứu này được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Một số đặc điểm của học sinh trường giáo dưỡng số 2 Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 121 85,82% Nữ 20 14,18% Độ tuổi Từ 12 đến dưới 14 28 19,86% Đủ 14 đến dưới 16 55 39,01% Đủ 16 đến dưới 18 58 41,13% Trình độ học vấn Tiểu học 37 26,24% Trung học cơ sở 104 73,76%
Thời gian vào trường
Dưới 6 tháng 56 39,72%
Từ 6 đến 12 tháng 39 27,66% Từ 12 tháng đến hết thời
hạn chấp hành 47 32,62%
Tổng số 141 100%
Các em học sinh ở trường giáo dưỡng được đưa vào trường trong nhóm tuổi từ đủ 12 đến dưới 18. Có nghĩa là khơng ít em vào trường từ lúc cịn là trẻ em - 12 tuổi và có những em khi ra trường đã trở thành người lớn trên 18 tuổi.
Số trẻ em được đưa vào trường giáo dưỡng tập trung nhiều ở nhóm từ 14 đến 18 tuổi. Thời kì mà các em đang hình thành bản sắc cá nhân với những câu hỏi đặt ra cần phải tự giải đáp: Tôi là ai? Người ta nghĩ tôi như thế nào? Tương lai của tôi sẽ ra sao?... Ở giai đoạn tự khẳng định bản sắc cá nhân nếu trẻ em thiếu vắng sự hướng dẫn, dạy dỗ và tình yêu thương của gia đình; thiếu vắng sự kiểm soát xã hội sẽ gây ra khơng ít những trở ngại cho quá trình trưởng thành của các em.
dưỡng đa phần là nam giới - chiếm 85,82%. Các em nữ chỉ chiếm 14,18%. Điều này phản ánh một thực tế là các em gái ít có hành vi vi phạm pháp luật hơn các em trai.
Số khách thể còn lại là 02 cán bộ lãnh đạo, 02 cán bộ quản lý học sinh trường giáo dưỡng số 2 và 23 giáo viên mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu. Những ý kiến của họ giúp cho kết quả nghiên cứu của chúng tơi có độ tin cậy và khách quan hơn. Cụ thể:
Bảng 2.2. Một số đặc điểm của giáo viên trường giáo dưỡng
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 15 65,22% Nữ 8 34,78% Ngành học Sư phạm 11 47,83% Bác sỹ 2 8,70% Cảnh sát 5 21,74% Luật 3 13,04% Tâm lý - Giáo dục 2 8,70% Cơng việc chính
Giảng dạy văn hóa 9 39,13%
Giáo vụ hồ sơ 2 8,70%
Quản lý giáo dục 5 21,74%
Dạy nghề 5 21,74%
Y tế 2 8,70%
Thời gian làm việc ở trường giáo dưỡng
Dưới 1 năm 3 13,04%
Từ 1 - 3 năm 11 47,83%
Trên 3 - 5 năm 5 21,74%
Trên 5 năm 4 17,39%
+ Nhóm khách thể 23 thầy cơ giáo là những người giảng dạy văn hóa, đồng thời tham gia tham vấn tâm lý cho các em.
+ 02 giáo viên chủ nhiệm, trực tiếp theo sát quản lý và giáo dục các em thực hiện các nội quy của nhà trường.
+ 02 lãnh đạo cung cấp cho chúng tôi một số thông tin cũng như phương hướng, mục tiêu, các yêu cầu trong quản lý giáo dục học sinh ở trường giáo dưỡng.
Cách thức tiến hành: Trong giai đoạn điều tra chính thức, chúng tơi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi 141 học sinh và 23 thầy cô giáo ở các trường giáo dưỡng. Hình thức chúng tôi tiến hành là: gặp gỡ những học sinh và thầy cô được điều tra, phát bảng hỏi cá nhân, hướng dẫn cách trả lời và thu lại bảng hỏi khi đã trả lời xong. Ngồi việc chúng tơi tiến hành phỏng vấn sâu một số thầy cô ở tổ tham vấn và một số học sinh ở trường giáo dưỡng. Yêu cầu của chúng tôi khi điều tra là người được trả lời bảng hỏi cũng như phỏng vấn phải trong trạng thái tỉnh táo, vui vẻ, chấp nhận việc trả lời. Để thuận lợi và đảm bảo chính xác, khách quan cho việc điều tra, chúng tôi giới thiệu và hướng dẫn bảng hỏi hoặc nội dung cần phỏng vấn sâu, sau đó dành cho người được hỏi có khoảng thời gian nhất định để trả lời.
Qua việc sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, làm cas, chúng tôi thu được những thông tin khách quan về khách thể nghiên cứu. Những phiếu điều tra thu được và nội dung các phỏng vấn sâu có tương đối đầy đủ những thông tin cần thiết được chúng tôi sử dụng làm dữ liệu chính phân tích và được trình bày trong đề tài.
Những dữ liệu thu được bằng những phương pháp nghiên cứu khác nhau được chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê tốn học để phân tích.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: