Tình hình cho vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 65)

4.1. Thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên

4.1.2. Tình hình cho vay vốn

4.1.2.1. Tình hình cho vay vốn tại ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Yên

a. Quy trình, thủ tục cho vay

Quy trình thủ tục cho vay vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Yên được thể hiện trên sơ đồ 4.1.

Sơ đồ 4.1. Quy trình cho vay vốn của ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Yên

Bước 1: Chủ trang trại căn cứ vào nhu cầu về vốn của mình làm đơn xin

vay vốn, thuyết minh bằng dự án sản xuất kinh doanh, tiêu dùng thể hiện mục đích sử dụng vốn vay, kèm theo tài sản thế chấp hoặc có xác nhận của tổ tình nguyện tín chấp. Uỷ ban nhân dân các xã xác nhận tính pháp nhân của chủ trang trại và tài sản thế chấp. Cam kết bảo đảm sẽ tạo điều kiện để ngân hàng thu hồi vốn. Sau đó chủ trang trại nộp hồ sơ vay vốn cho NHNo&PTNT.

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn

Về năng lực pháp lý, đòi hỏi chủ trang trại, người đứng ra vay vốn, những người lao động chính của hộ phải có năng lực Pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự, xem xét lịch sử quan hệ của hộ với ngân hàng.

Về hồ sơ khoản vay, căn cứ vào các thông tin chủ trang trại cung cấp và kiểm tra thực tế, CBTD xem xét đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh về đối tượng cây trồng, vật nuôi, tư liệu sản xuất, sản phẩm, ngành nghề, thu nhập và tích lũy của trang trại.

Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của trang trại: CBTD tiến hành xem xét đánh giá về các điều kiện SXKD của dự án vay vốn, tư liệu sản xuất, đối tượng sản xuất, nhu cầu thị trường về sản phẩm của dự án, tổ chức sản xuất, đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, kỹ thuật, khả năng trả nợ. Từ đó, xác định phương thức cho vay, mức cho vay, lãi suất và thời hạn cho vay.

Thẩm định biện pháp bảo đảm vốn vay: CBTD tiến hành kiểm tra và định giá tài sản đảm bảo của trang trại làm cơ sở để xác định mức cho vay.

Bước 3: Xét duyệt cho vay và ký hợp đồng vay vốn

Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, CBTD lập tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình Trưởng phịng Tín dụng. Trên cơ sở tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, Trưởng phịng Tín dụng xem xét kiểm tra, thẩm định lại, ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo. Khi khoản vay đã được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay và hình thức bảo đảm nợ vay, CBTD soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay để trình Trưởng phịng tín dụng xem xét, kiểm tra lại theo đúng các điều kiện đã được phê duyệt, ký duyệt trình lãnh đạo. Trên cơ sở đó, lãnh đạo kiểm tra và cùng với khách hàng ký hợp đồng vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay

CBTD chuyển hồ sơ đến bộ phận kế toán để tiến hành giải ngân. Sau khi giải ngân, CBTD tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ

vay, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát hiện những phát sinh, rủi ro và đề xuất biện pháp giải quyết.

Hiện nay, việc thu thập thông tin phục vụ cho việc xét cho vay đối với trang trại chưa đầy đủ và chưa phù hợp. Trong nhiều trường hợp, ngân hàng mới chỉ căn cứ vào thông tin mà chủ trang trại cung cấp mà chưa có sự kiểm tra thực tế. Do hạn chế về trình độ nên nhiều chủ trang trại không tự xây dựng được phương án vay vốn, vì vậy CBTD phải làm giúp chủ trang trại và việc xác định mức cho vay dựa trên tài sản thế chấp là giá trị quyền sử dụng đất. Điều đó sẽ dẫn đến các hạn chế như: không đánh giá được đầy đủ tài sản của trang trại, không nắm rõ được thực tế sản xuất kinh doanh nên xác định mức cho vay khơng phù hợp, có những trang trại có điều kiện sản xuất kinh doanh tốt nhưng không biết lập phương án sản xuất kinh doanh hoặc đất đai chưa được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng nên không tiếp cận được vốn vay hoặc khơng được vay đủ số vốn mình cần.

Ngồi ra, do không hiểu rõ được điều kiện của trang trại vay vốn cũng như do một số quy định chung của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên CBTD xác định mức cho vay đối với đa số trang trại thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu vay vốn thực tế. Vì những lý do trên, theo chúng tơi việc xác định mức cho vay, phương thức, thời hạn và quyết định cho vay không nên chỉ căn cứ vào tài sản đảm bảo vì tài sản đảm bảo chỉ là biện pháp thu hồi nợ khi trang trại thực sự khơng có khả năng trả nợ. Trước khi quyết định cho vay và xác định mức vay thì CBTD vừa phải căn cứ vào nhu cầu vay vốn của trang trại, vừa phải điều tra, tìm hiểu về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, đánh giá đầy đủ tình hình tài chính của trang trại, thẩm định kỹ lưỡng phương án vay vốn, tình hình tổ chức và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.

b. Tình hình cho vay

Trong những năm qua, kinh tế trang trại đã tạo ra bước chuyển biến cơ bản về giá trị sản phẩm hàng hoá, thu hút, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. Sự phát triển của các loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Tân n có vai trị tích cực đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nơng thơn mới. Vì thế, các cấp chính quyền Huyện đã đề ra những chính sách, chủ trương hỗ trợ các trang trại phát triển SXKD. Trên tinh thần đó, NHNo&PTNT huyện Tân Yên là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc mở rộng cho vay với nhiều đối

tượng vay vốn, phương thức cho vay đa dạng, phong phú nhằm cung cấp vốn vay cho các tổ chức và các cá nhân phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, tiêu dùng và phát triển nông thôn. Các chủ trang trại đứng ra vay vốn với điều kiện là phải có thế chấp, bảo lãnh hoặc tín chấp của tổ chức đồn thể và có phương án sản xuất, kinh doanh rõ ràng để sử dụng vốn thì mới được vay.

Bảng 4.3. Tình hình vay vốn của trang trại tại ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

STT Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL (Tr.đ) CC (%) SL (Tr.đ) CC (%) SL (Tr.đ) CC (%) 1 Tổng số tiền cho vay Triệu đồng 25.039 100 30.342 100 44.827 100 - Vay ngắn hạn Triệu đồng 6.811 27,2 7.494 24,7 9.593 21,4 - Vay trung hạn Triệu đồng 14.022 56,0 16.840 55,5 22.996 51,3 - Vay dài hạn Triệu đồng 4.207 16,8 6.008 19,8 12.238 27,3 2 Số trang trại vay tiền Trang trại 42 46 53 3 Tiền vay BQ/TT Tr.đ/TT 596,16 659,61 845,79

Nguồn: Thống kê Ngân hàng nông nghiệp&PTNT chi nhánh Tân Yên (2016)

Giai đoạn 2013 – 2015, số lượng trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên tăng mạnh (năm 2013 có 309 trang trại, đến năm 2015 là 405 trang trại) nên nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế trang trại rất lớn. Đặc biệt trong năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách phục vụ tín dụng phát triển nơng nghiệp nông thôn tạo cơ chế thơng thống cho các trang trại có cơ hội vay được lượng vốn lớn hơn. Do đó lượng vốn ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn cho các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên vay tăng mạnh trong năm 2015 (tổng doanh số cho vay năm 2013 là 25.039 triệu đồng. Đến năm 2014 tổng doanh số cho vay là 30.342 triệu đồng và năm 2015 tăng là 44.827 triệu đồng). Lượng vốn trong tổng nguồn vốn vay của các trang trại cho thấy, nguồn vốn vay chủ yếu là vay trung hạn, năm 2013 tỷ lệ vay trung hạn chiếm 56%, năm 2014 là 55,5% và năm 2015 là 51,3%. Các khoản vay dài hạn giai đoạn 2013 – 2015 cũng tăng nhanh, điều này cũng thể hiện một phần sự thơng thống trong chính sách cho trang trại vay vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bảng 4.4. Diễn biến lãi suất cho vay của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Lãi suất vay ngắn hạn 7 – 9 7 – 8 6 – 7

2 Lãi suất trung và dài hạn 11 – 12 10 – 11 9 – 10 Nguồn: Ngân hàng nông nghiệp&PTNT chi nhánh Tân Yên (2016)

Qua việc sử dụng vốn của các trang trại cho thấy họ có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn nhiều hơn, vì các trang trại ở huyện Tân Yên chủ yếu là các trang trại chăn ni, do đó họ rất cần vốn đầu tư lớn với vốn vay dài hạn. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày càng có xu hướng giảm, đây là quy định chung của cả hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây. Điều này là một thuận lợi cho các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên vay vốn sản xuất.

4.1.2.2. Tình hình cho vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội

a. Quy trình, thủ tục cho vay

Quy trình thủ tục cho vay vốn của NHCSXH huyện Tân Yên được thể hiện trên sơ đồ 4.2.

Sơ đồ 4.2. Quy trình cho vay vốn của ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Yên

Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Yên (2016)

Bước 1: Khách hàng lập dự án hoặc phương án vay vốn trình UBND cấp

xã nơi thực hiện dự án để xác nhận. (Riêng trường hợp cho vay trực tiếp đối với HSSV có hồn cảnh khó khăn, Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng

vốn vay trình nhà trường để xác nhận). Hồ sơ vay vốn: Tùy theo từng khách hàng vay vốn cụ thể, ngân hàng Chính sách xã hội có hướng dẫn các mẫu biểu cho phù hợp. Trường hợp, khách hàng là hộ gia đình (chương trình cho vay giải quyết việc làm) thì bộ hồ sơ chỉ gồm Hồ sơ vay vốn; khách hàng vay vốn là các tổ chức kinh tế thì bộ hồ sơ gồm Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ kinh tế và Hồ sơ vay vốn.

- Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép đầu tư Văn bản ủy quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cơ quan cấp trên có thẩm quyền (nếu có) đối với đơn vị hạch tốn phụ thuộc.

- Hồ sơ kinh tế: Báo cáo tài chính và kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh 2 năm liền kề và kỳ gần nhất.

- Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn; Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Ngồi ra, bộ hồ sơ cịn có các giấy tờ do ngân hàng Chính sách xã hội lập và cùng khách hàng lập như: Hợp đồng bảo đảm tiền vay, phiếu thẩm định…

Bước 2: Cán bộ Tín dụng được phân công trực tiếp thẩm định dự án,

phương án. Trường hợp khơng cho vay, ngân hàng Chính sách xã hội phải lập thông báo gửi người vay, nội dung thông báo ghi rõ lý do từ chối cho vay.

Bước 3: Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn khách hàng lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và Hợp đồng tín dụng để giải ngân. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải chặt chẽ, nhất thiết phải có chứng nhận của cơ quan Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền.

- Đối với Khách hàng vay vốn: Dự án vay vốn phải chứng minh được mục đích vay vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay và phải có đầy đủ hồ sơ có liên quan theo quy định của ngân hàng Chính sách xã hội.

- Đối với UBND cấp xã: Việc xác nhận Dự án vay vốn của khách hàng phải đảm bảo đúng quy định.

- Đối với ngân hàng Chính sách xã hội: Quy trình xét duyệt cho vay được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Vì vậy, cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định phải nắm vững kiến thức và phương pháp thẩm định tín dụng.

Do nguồn vốn cho vay tại ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân n cịn hạn chế, nguồn vốn hàng năm tăng chủ yếu được phân bổ từ ngân hàng cấp trên và phân bổ theo đợt trong năm. Nguồn vốn tăng thêm từ khoản lãi cho vay rất thấp, chỉ đủ trang trải chi phí hoạt động của bộ máy ngân hàng. Như vậy nguồn vốn dư

tại ngân hàng để phục vụ nhu cầu vay của nhân dân trong Huyện không sẵn sàng khi cần. Số liệu thống kê tại ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Yên cho thấy khi ngân hàng có nguồn vốn dư thì thời gian bình qn để xét duyệt một khoản vay trực tiếp tại Ngân hàng này trong là 15 ngày và thời gian đợi vay sẽ dài hơn khi ngân hàng khơng có vốn, có khi phải đợi từ 1 - 3 tháng. Các thủ tục và quy trình cho vay của Ngân hàng khơng có sự cải tiến nào đáng kể.

Thực trạng trên chứng tỏ ngân hàng Chính sách xã hội chưa tích cực trong việc tìm giải pháp để đơn giản hố thủ tục, cải tiến quy trình thẩm định để đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu của khách hàng. Theo ý kiến của các trang trại cho thấy thời gian xét duyệt cho vay kéo dài đã khiến cho họ mất rất nhiều thời gian, công sức đi lại và chờ đợi. Nhưng quan trọng hơn, khi các các trang trại cần vốn để đầu tư cho sản xuất, chăn nuôi cho kịp thời vụ, tránh khỏi chu kỳ của dịch bệnh thì vốn lại khơng có kịp thời.

b. Tình hình cho vay

Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập từ năm 1995. Mục đích của Ngân hàng chính sách xã hội là hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân nghèo đầu tư vào sản xuất. Các hộ nông dân thành lập các tổ vay vốn (tổ tín dụng tương trợ) khơng cần phải tài sản thế chấp, lãi suất tiền vay thấp. Ngân hàng chính sách xã hội đã thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho các hộ, trang trại vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Theo quy định của Ngân hàng chính sách xã hội, thời gian vay vốn có 3 mức: mức ngắn hạn tối đa không qúa 12 tháng và mức trung hạn từ 12 tháng trở lên đến 60 tháng, mức dài hạn cho vay trên 60 tháng. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Yên thực hiện mức cho vay đối với các trang trại luôn được điều chỉnh theo hướng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của trang trại, thể hiện bằng các quy định về mức vốn vay tối đa mà mỗi trang trại có thể được vay.

Năm 2013, có 10 trang trại vay vốn với tổng số tiền vay là 1.124 triệu đồng, năm 2015 có 5 trang trại vay vốn với tổng số tiền vay là 936 triệu đồng. Do lượng vốn các trang trại vay tại ngân hàng Chính sách xã hội khơng lớn, và chủ yếu để giải quyết nhu cầu vốn trước mắt cho các trang trại trong mùa vụ, do đó phần lớn lượng vốn mà các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên vay tại ngân hàng Chính sách xã hội là vay ngắn hạn và trung hạn, khơng có trang trại nào vay vốn dài hạn.

Bảng 4.5. Tình hình vay vốn của trang trại tại ngân hàng Chính sách xã hội

STT Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL (Tr.đ) CC (%) SL (Tr.đ) CC (%) SL (Tr.đ) CC (%) 1 Tổng tiền cho vay Triệu đồng 1.124 100 1.439 100 936 100

- Vay ngắn hạn Triệu đồng 644.5 57,34 891.5 61,95 640.1 68,39 - Vay trung hạn Triệu đồng 479.5 42,66 547.5 38,05 295.9 31,61

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 65)