Các yếu tố từ phía trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 74 - 77)

4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức

4.2.1. Các yếu tố từ phía trang trại

4.2.1.1. Trình độ văn hóa của các chủ trang trại

Trình đơ văn hóa của chủ trang trại là yếu tố có ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng. Các chủ trang trại có trình độ văn hóa thấp thường gặp khó khăn khi vay vốn với các thủ tục phức tạp, khơng có khả năng tự làm đơn, tự xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các chủ trang trại thiếu am hiểu về kỹ thuật sản xuất và thông tin thị trường nên đơi khi khơng dám vay. Những hộ có trình độ văn hóa cao có thể nhanh chóng tiếp nhận những thơng tin về điều kiện vay vốn, quy trình vay vốn, có thể tự làm đơn vay vốn và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình theo yêu cầu của tổ chức cho vay. Chính vì vậy việc tiếp cận với nguồn vốn vay của chủ trang trại có trình độ cao dễ dàng hơn.

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến khả năng tiếp cận tín dụng của trang trại

STT Chỉ tiêu ĐVT Tiểu học THCS trở lên THPT chung Tính Tổng số trang trại (n=90) Trang trại 11 48 31 90

Tỷ lệ % 12,3 53,3 34,4 100

1 Nhu cầu vay vốn

Số TT có nhu cầu Trang trại 9 44 27 80

Tỷ lệ TT có nhu cầu % 81,8 91,7 87,1 88,89 BQ nhu cầu vốn vay/TT Triệu đồng 316,5 425,8 481,6 423,3 Tỷ lệ TT làm đơn/số TT

có nhu cầu % 66,7 88,6 92,5 87,5

2 Kết quả vay vốn Số lượng trang trại làm

đơn vay được vốn Trang trại 5 33 22 60

Tỷ lệ TT làm đơn vay

được vốn % 83,3 84,6 88,0 85,71

BQ lượng vốn vay/TT Triệu đồng 185,8 246,5 296,4 259,7 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính tốn của tác giả (2016)

Theo kết quả nghiên cứu, bảng 4.14 cho thấy, đa số các chủ trang trại có trình độ văn hóa trong học cơ sở chiếm 53,3 %, trung học phổ thông trở lên chiếm 34,4% . Tỷ lệ trang trại có nhu cầu vay vốn biến động từ 80 – 90% tùy thuộc vào từng nhóm trang trại. Chủ trang trại có trình độ văn hóa cao hơn thường có nhu cầu vay với lượng vốn vay nhiều hơn. Trong khi nhóm trang trại cố trình độ văn hóa PTTP trở lên có nhu cầu vay khoảng 481,6 triệu đồng/trang trại, thì nhóm hộ có trình độ văn hóa tiểu học chỉ có nhu cầu vay 316,5 triệu đồng/trang trại. Tuy nhiên, một số chủ trang trại có trình độ văn hóa tiểu học vẫn tích cực vay vốn sản xuất kinh doanh, mở rộng diện tích canh tác do có kinh nghiệm, khơng sợ rủi ro và mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Tỷ lệ chủ trang trại làm đơn xin vay vốn so với tổng số trang trại có nhu cầu vay vốn ở nhóm có trình độ văn hóa THPT trở lên đạt cao nhất (92,5%) và thấp nhất ở nhóm mà chủ trang trại có trình độ văn hóa tiểu học (66,7%).

Lượng vốn vay nhiều hay ít cũng phụ thuộc nhiều vào trình độ văn hóa của chủ trang trại. Qua điều tra thực tế có thể thấy, đa số các chủ trang trại có trình độ văn hóa cao vay lượng vốn lớn hơn để đầu tư vào sản xuất ở quy mô lớn. Các chủ trang trại có trình độ văn hóa thấp vẫn cịn khá e ngại trong việc vay vốn đầu tư vào sản xuất và lượng vốn xin vay cũng thấp hơn nhiều so với những chủ trang trại có trình độ văn hóa cao. Tóm lại, sự chênh lệch về trình độ là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp cận cũng như lượng vốn được vay của các trang trại, do đó để các trang trại tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức tốt hơn thì ngồi việc nâng cao trình độ cho họ, cũng cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các tổ chức xã hội địa phương cung cấp một cách đầy đủ và kịp thời thông tin về các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn Huyện.

4.2.1.2. Giới tính của chủ trang trại

Giới tính là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của trang trại. Kết quả điều tra cho thấy, đa số các chủ trang trại là nam giới. Tỷ lệ trang trại có nhu cầu vay vốn ở nhóm trang trại có chủ trang trại là nam giới cao hơn so với nhóm chủ trang trại là nữ giới. Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai nhóm này là khơng nhiều, Sự khác biệt này là do các chủ trang trại nam giới mạnh dạn hơn trong việc dầu tư sản xuất kinh doanh nên họ quyết đoán hơn trong việc vay vốn.

Tuy nhiên kết quả điều tra cũng cho thấy các chủ trang trại là nữ giới có nhu cầu vay vốn sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức tại NHCSXH hơn so với hộ là nam giới do khi bình xét vay vốn họ sẽ dễ dàng nhận được những ưu tiên từ các tổ chức hội khi tham gia. Tuy nhiên với cách thức vay trực tiếp từ ngân hàng và vay vốn từ NHNO&PTNT thì khả năng tiếp cận của các chủ trang trại nữ giới vẫn thấp hơn so với chủ trang trại là nam giới. Do đó để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các chủ trang trại nữ, cũng như giúp họ mạnh dạn hơn trong việc quyết định sản xuất kinh doanh thì các cán bộ đồn thể trên địa bàn cần gắn bó thân thiết hơn với các chủ trang trại, tích cực truyền tải thông tin, đặc biệt với những chủ trang trại là nữ giới để giúp họ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức.

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của giới tính chủ trang trại đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của trang trại

STT Chỉ tiêu ĐVT Chủ TT là nam giới Chủ TT là nữ giới chung Tính

Tổng số trang trại (n=90) Trang trại 78 12 90

Tỷ lệ % 86,7 13,3 100

1 Số TT có nhu cầu vay

Số TT có nhu cầu Trang trại 70 10 80

Tỷ lệ TT có nhu cầu % 89,7 83,3 88,89 BQ nhu cầu vốn vay/TT Triệu đồng 419,7 346,5 423,3 Tỷ lệ TT làm đơn/số TT có

nhu cầu

% 88,57 80,00 87,50

2 Kết quả vay vốn Số lượng trang trại làm đơn vay được vốn

Trang trại 55 5 60

Tỷ lệ TT làm đơn vay

được vốn % 88,71 62,50 85,71

BQ lượng vốn vay/TT Triệu đồng 262 234 259,7 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính tốn của tác giả (2016)

Như vây, sự khác biệt về giới tính có ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận vốn vay cũng như lượng vốn vay của các trang trại. Chủ trang trại là nam giới thường mạnh dạn hơn trong việc đầu tư sản xuất so với nữ giới. Họ thường ra quyết định vay hay khơng vay vốn một cách nhanh chóng chứ khơng như chủ trang trai là nữ thường lưỡng lự không dám vay vì sợ rủi ro. Ngồi ra so nam giới thì nữ giới ít có cơ hội và điều kiện thu thập thông tin cũng như kiến thức thị trường. Do đó, cần giúp nữ giới tự tin hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, cũng như giúp họ mạnh dạn hơn trong việc quyết định sản xuất kinh doanh thì cán bộ tín dụng cần gắn bó thân thiết hơn, tích cực truyền tải thơng tin, quy định vay vốn để giúp họ tiếp cận ngày càng nhiều hơn với nguồn vốn tín dụng cũng như sủ dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 74 - 77)