Thông tin chung về các trang trại điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 66 - 67)

STT Chỉ tiêu Số lượng

(n = 90)

Cơ cấu (%)

Tổng số trang trại điều tra 90 100,00

1 Giới tính của chủ trang trại

- Nam 78 86,67

- Nữ 12 13,33

2 Trình độ học vấn của chủ trang trại

- Tiểu học 11 12,22

- THCS 48 53,33

- THPT trở lên 31 34,45

3 Trang trại được cấp giấy chứng nhận KTTT 79 87,78 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính tốn của tác giả (2016) Trình độ học vấn của các chủ trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên còn thấp, đa số các chủ trang trại đã tốt nghiệp Trung học cơ sở (53,33%) và trung học phổ thơng (34,45%). Tuy nhiên, vẫn cịn 12,22% số chủ trang trại có trình độ tiểu học. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc hạch toán trong sản xuất kinh doanh của các trang trại, hay việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ hiện đại vào trong sản xuất cũng như hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức của chủ trang trại.

Phần lớn các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên đã chuyển đổi phương hướng sản xuất từ kinh tế hộ gia đình sang kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa rất lâu do đó có đến 87,78% số trang trại điều tra đủ điều kiện và đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Bên cạnh đó vẫn cịn một số trang trại chưa đủ điều kiện hoặc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, nguyên nhân chính là do các trang trại muốn được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại bắt buộc phải có giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất để sản xuất nơng nghiệp. Đối với diện tích đất cả nhân, hộ gia đình đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đang sử dụng đất ổn định, khơng có tranh chấp. Trong khi đó, một số trang trại chủ yếu sử dụng đất chuyển đối hoặc tận dung để có diện tích phát triển sản xuất. Khi sản xuất có lãi, chủ trang trại chủ động mở rộng quy mơ, tự chuyển đổi diện tích đất cho nhau, nên khi cần xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khơng thể được. Chính điều này gây ra nhiều thiệt thòi cho các trang trại trong việc hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ tín dụng cho phát triển kinh tế trang trại của Nhà nước.

4.1.3.2. Nguồn lực của các trang trại

a. Tình hình đất đai

Trong sản xuất nơng nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Kinh tế trang trại là một đơn vị sản xuất hàng hóa muốn phát triển trước tiên cần một diện tích đất đủ lớn để có thể xây dựng hệ thống chuồng trại, hệ thống cơng trình phục vụ sản xuất và một diện tích đất đủ lớn để tiến hành sản xuất. Có thể nói nguồn lực đất đai là điều kiện tiên quyết, quyết định và ảnh hưởng đến phương hướng sản xuất cũng như quy mô sản xuất của các trang trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 66 - 67)