2.1. Cơ sở lý luận
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của
a. Khả năng tiếp cận thơng tin tín dụng
Các trang trại có biết về các tổ chức tín dụng chính thức hay khơng; họ tiếp cận với nguồn thơng tin tín dụng qua các kênh như: họp thôn bản, tuyên truyền của cán bộ, qua bạn bè người thân hoặc tự tìm hiểu qua một kênh thơng tin nào đó. Khi tiếp cận với các thơng tin tín dụng rồi thì họ đã hiểu rõ được các yêu cầu, cũng như những quy định để được vay vốn hay chưa? Mức độ tiếp cận với các thơng tin tín dụng có thường xun hay khơng thường xun...
b. Mức độ tiếp cận với thủ tục vay vốn
Khi các trang trại đã tiếp cận được với các nguồn thông tin vay vốn thì họ có đủ điều kiện để được vay vốn tín dụng hay khơng và họ có tiếp tục làm các thủ tục cần thiết cho quá trình vay vốn theo quy định của ngân hàng. Trong số các trang trại tiếp cận được thơng tin tín dụng thì có bao nhiêu trang trại tiếp tục làm các thủ tục để được vay vốn, bao nhiêu hộ làm đơn vay trong tổng số các hộ có nhu cầu.
c. Mức độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng
Khi các trang trại đã tiếp cận được với các thủ tục vay vốn và tiến hành làm đơn xin vay vốn, thì mức độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các trang trại được thể hiện qua việc trang trại có vay được số vốn họ cần khơng, các tổ chức tín dụng có đáp ứng được lượng vốn mà trang trại vay không và các trang trại tiếp cận được nguồn vốn mức độ vay thường xuyên hay không thường xuyên.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của trang trại trang trại
2.1.4.1. Các yếu tố từ phía người đi vay
a. Trình độ văn hóa của chủ trang trại
Trình độ văn hóa của chủ trang trại là yếu tố quan trọng tác động tới khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của trang trại. Nó liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức về kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật tiên tiến. Từ đó có thể đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Các trang trại ở nước ta hiện nay xác định gồm nhiều thành phần xuất thân khác nhau, chủ trang trại xuất thân là hộ nông dân, chủ trang trại là cán bộ công nhân viên chức, và các chủ trang trại xuất thân theo thành phần khác. Các chủ
trang trại đại bộ phận là nam giới, dân tộc Kinh, chủ yếu là nông dân, những hộ nông dân này bỏ vốn, sức lao động của gia đình để đầu tư vào diện tích đất được giao của nhà nước, cho thuê, hoặc nhận khoán từ các dự án phát triển kinh tế trang trại. Chất lượng lao động của các chủ trang trại chưa cao, một số các chủ trang trại là nông dân, thường được ít đào tạo, thiếu kĩ thuật, phương tiện thơng tin đại chúng, khả năng tiếp cận các chính sách phát triển trang trại và phân tích thị trường cịn nhiều hạn chế. Về trình độ văn hố của các chủ trang trại cịn khá thấp, chủ trang trại có trình độ văn hố học hết cấp trung học phổ thơng chiếm khá nhiều. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ với bằng từ sơ cấp đến đại học chiếm rất ít. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của chủ trang trại đào tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm quản lý kinh tế, kỹ thuật nơng nghiệp. Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng các trang trại tiếp cận các chính sách vay vốn tín dụng trang trại như nào ta cần phải tính đến yếu tố đặc điểm của hộ trang trại, trình độ văn hóa của các chủ trang trại.
b. Giới tính của chủ trang trại
Sự khác biệt về giới tính của chủ trang trại cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức. Thường thấy, các chủ trang trại là nam giới có thể tiếp cận với tổ chức tín dụng chính thức nhiều hơn các chủ trang trại là nữ giới. Do các chủ trang trại nam thường mạnh dạn hơn trong việc đầu tư kinh doanh nên họ quyết đoán hơn trong việc vay vốn. Nữ giới thường thận trọng hơn và bị ảnh hưởng bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ nên khơng dám mạo hiểm. Vì vậy, để giúp đỡ các chủ trang trại là nữ tự tin hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức, giúp họ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư sản xuất cần có sự giúp đỡ nhiệt tình từ các ban ngành nhất là Hội phụ nữ. Tạo điều kiện giúp đỡ họ trong quá trình vay vốn, cũng như kinh nghiệm làm ăn để giúp đỡ họ có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức dễ dàng.
2.1.4.2. Các yếu tố từ phía tổ chức tín dụng
a. Thủ tục cho vay
Thủ tục và phương thức cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức ảnh hưởng lớn đến sự tiếp cận của các trang trại. Các trang trại thường sợ thủ tục rườm rà, chi phí vay hay thời gian chờ đợi lâu. Tổ chức tín dụng nào có thủ tục và phương pháp cho vay đơn giản nhanh gọn thì sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn hơn. Thường quỹ tín dụng nhân dân có thủ tục và phương thức cho vay
đơn giản và nhanh nhất nên người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Đối với ngân hàng Chính sách xã hội, thủ tục và phương thức cho vay phức tạp hơn nhiều.
b. Lãi suất cho vay
Vay vốn là hoạt động không thể thiếu được để phát triển kinh tế trang trại, tuy nhiên nếu phải đối mặt với mức lãi cao thì một số trang trại khơng dám đầu tư hoặc từ chối vay vốn, không dám triển khai dự án nên hoạt động sản xuất có thể bị trì trệ. Vậy, để trang trại có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức, các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng cần có biện pháp điều chỉnh, xác định lãi suất cho vay hơp lý, có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi vốn vay cho các trang trại. Tạo điều kiện giúp ngày càng có nhiều trang trại tham gia vay vốn để phát triển sản xuất.
c. Lượng vốn và thời gian cho vay
Trang trại là một đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ vì mục tiêu lợi nhuận, nguồn vốn của trang trại gia đình bao gồm nguồn vốn tự có (vốn sở hữu) và nguồn vốn tín dụng (nợ phải trả). Trong đó vốn tự có quan trọng của trang trại là đất đai thuộc sở hữu hay có quyền sử dụng, nguồn vốn tín dụng chiếm đại bộ phận nợ phải trả. Kinh doanh trang trại là sản xuất nơng sản hàng hóa theo quy mơ lớn nên cần nhiều vốn đầu tư, trong khi chủ trang trại thường bị giới hạn về vốn tự có bằng tiền, do đó các trang trại có nhu cầu cao về vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh (Trần Ái Kết, 2009). Bên cạnh đó, thời gian cho vay cũng là một trong các yếu tố có ảnh hưởng tới sự tiếp cận tín dụng chính thức của các trang trại bởi thời gian cho vay của các tổ chức tín dụng ngắn hạn sẽ gây khó khăn cho trang trại khi quay vòng vốn.
d. Sự sẵn có của các tổ chức tín dụng chính thức và việc quảng bá của các tổ chức tín dụng
Nơi nào sẵn có các tổ chức tín dụng thì các trang trại sẽ dễ dàng tiếp cận hơn. Do chủ trang trại có điều kiện tìm hiểu, nắm bắt các thông tin và việc đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và cơng sức. Việc quảng bá bằng các hình thức như tờ rơi, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh xã, qua các cuộc họp, giúp trang trại dễ dàng nắm bắt được thơng tin, tìm hiểu về các tổ chức tín dụng và quyền lợi của mình khi tham gia vay vốn. Những trang trại ở vùng sâu vùng xa sẽ khó tiếp cận với những thơng tin tín dụng, khơng có điều kiện tự tìm tịi thơng tin do bận rộn nhiều cơng việc. Vì vậy hình thức quảng
bá của các tổ chức tín dụng chính thức đến tận các trang trại sẽ giúp họ hiểu hơn các tổ chức tín dụng chính thức, hiểu rõ về quyền lợi của mình khi vay vốn và hiểu được tầm quan trọng của việc vay vốn phát triển sản xuất.
e. Hình thức quảng bá của các tổ chức tín dụng
Các tổ chức tín dụng chính thức thường quảng bá đến các trang trại trên địa bàn về hoạt động của mình bằng nhiều hình thức như trưng bày, kẻ vẽ các biển quảng cáo, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Hình thức quảng bá của các tổ chức tín dụng chính thức đến trang trại sẽ giúp họ hiểu hơn về các tổ chức tín dụng này, hiểu rõ được quyền lợi của mình khi vay vốn và hiểu được tầm quan trọng của việc vay vốn cho phát triển sản xuất.
2.1.4.3. Các yếu tố từ phía cơ quan quản lý Nhà nước
a. Hoạt động tuyên truyền về chính sách tín dụng
Chính sách của Nhà nước về tín dụng chính thức là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và khá rõ nét đối với tiếp cận vốn tín dụng chính thức của các trang trại. Từ khi có chính sách tín dụng ưu đãi, tín dụng hỗ trợ phát triển cho các trang trại thì họ mới có cơ hội để vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao thu nhập và năng suất lao động cho người lao động trong nơng thơn. Chính vì vậy, Nhà nước ngày càng có nhiều chính sách tín dụng phù hợp hơn cho người dân và đặc biệt là ưu tiên nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
b. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội
Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động trong khu vực nông nghiệp nông thôn thường liên kết với các cơ quan, ban ngành, tổ chức đoàn thể ở địa phương như Hội Phụ nữ, hội Nơng dân. Các tổ chức đồn thể xã hội góp phần rất lớn trong việc tun truyền thơng tin về những cơ chế, chính sách về hoạt động cho vay tín dụng đến các trang trại. Vì vậy các tổ chức này có vai trị khá quan trọng trong sự tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các trang trại trên địa bàn.