Tín dụng chính thứ cở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 34)

2.2.2.1. Sơ lược quá trình phát triển

Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ, trong đó hơn một nửa (6,7 triệu) thuộc diện có thu nhập thấp, 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cho rằng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất. Việt Nam rõ ràng cần có hệ thống tín dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế (cả nông nghiệp lẫn phi nông nghiệp) nhằm nâng cao đời sống ở nông

thôn. Vì vậy, vai trò của tín dụng nông nghiệp nông thôn luôn được đánh giá cao đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và yêu cầu của công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước. Một số tác giả cho rằng tài chính vi mô ở Việt Nam có vai trò căn bản cho việc chuyển đổi nền kinh tế. Nếu chỉ đánh giá ở phương diện cung thì có thể thấy rõ rằng tài chính nông thôn Việt Nam đã phát triển tốt.

*Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Được thành lập năm 1990 và đến nay được coi là tổ chức có mạng lưới chi nhánh lớn nhất ở nông thôn. Mạng lưới hoạt động gồm 4 cấp là: Trung ương; 2 văn phòng đại diện điều phối miền Bắc và miền Nam; các chi nhánh tỉnh thành; các chi nhánh quận huyện và liên xã (đây là nơi trực tiếp giao dịch với khách hàng) (Đào Văn Hùng, 2005). Cho đến năm 2005 trên toàn quốc có 100 chi nhánh cấp 1 (tỉnh thành), 800 chi nhánh cấp 2 (Quận huyện), hàng nghìn chi nhánh cấp 3 (phường xã), cấp 4 và tổ lưu động (Kim Thị Dung, 2005).

Về lãi suất: tuy trong các năm gần đây mặc dù chính sách lãi suất đang được nới lỏng theo hướng tự do hóa nhưng chênh lệch lãi tiền vay và tiền gửi là thấp nên chưa đảm bảo ổn định tài chính (Đào Văn Hùng, 2005).

Trong số các tổ chức chính thức cung cấp dịch vụ tín dụng thì ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tổ chức lớn nhất cả về số dư nợ và số lượng người vay. Vì các chi nhánh huyện thường phải đặt ở thị trấn nên khách hàng phải đi xa. Để khắc phục tình trạng đó hiện nay một số nơi đã lập các ngân hàng liên xã. Năm 1998 có 534 chi nhánh liên xã đến năm 2003 có 695 chi nhánh. Ngân hàng đã tăng sự tiếp cận với hộ nông dân nói chung và với các hộ nghèo nói riêng. Từ năm 1995 với hỗ trợ của dự án tài chính nông thôn do WB tài trợ đã xây dựng mô hình ngân hàng lưu động.

*Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Được thành lập vào ngày 31/8/2003 theo quyết định số 525/Ttg trên cơ sở hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây (thành lập năm 1995). Nhiệm vụ của ngân hàng Chính sách xã hội là cung cấp tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Đến nay đã có mạng lưới hoạt động gồm 64 chi nhánh cấp tỉnh, 592 phòng giao dịch cấp huyện, 8.076 điểm giao dịch lưu động tại cấp xã, quản lý 239.647 tổ tiết kiệm và vay vốn khoảng 6.000 cán bộ (Đào Văn Hùng, 2005).

Về mục đích cho vay thì các tổ chức tín dụng chính thức thường tập trung vào cho vay sản xuất kinh doanh. Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung vào cho vay sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Việc hạn chế sử dụng các khoản vay đã tạo ra các khó khăn cho người nghèo và tạo nên sự sai lệch giữa đơn xin vay và mục đích sử dụng thực tế. Bởi vậy, gần đây ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện mục đích cho vay ngoài sản xuất như chi học tập, chữa bệnh…

Về phương thức cho vay trước đây ủy thác qua ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau đó Thủ tướng Chính phủ cho phép từ 1/1/2005 toàn bộ các khoản cho vay ủy thác hộ nghèo từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sang ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội. Như vậy, ngân hàng Chính sách xã hội đã đủ năng lực cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội.

2.2.2.2. Một số chính sách của Nhà nước

Năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định 67/1999/QĐ-TTg về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ No&PTNT. Trong trường hợp không có thế chấp, hộ gia đình có thể vay khoản tiền tối đa là 10 triệu đồng với lãi suất 1,03%/tháng đối với khoản vay hoàn trả trong vòng 1 năm hoặc lãi suất 1,18%/tháng đối với khoản vay dài hạn. Đặc biệt, vào năm 1997, chương trình 135 về xóa đói giảm nghèo với 02 giai đoạn: 1997-2005 và 2006-2010 tập trung chính vào hộ nghèo nhằm hỗ trợ họ tiếp cận với các dịch vụ tài chính với lãi suất ưu đãi, nhất là ở các vùng nông thôn (lãi suất (0,5%/tháng đối với các hộ đi vay sống ở vùng sâu, vùng xa và lãi suất 0,65% đối với hộ nghèo sống ở các khu vực khác). Chương trình này hướng đến các mục đích cải thiện giáo dục, tạo việc làm, nâng cao hoạt động sản xuất nông và lâm nghiệp cũng như bảo vệ môi trường.

Thực hiện Nghị quyết số 48/2013/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2013, NHNN đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn về điều kiện, thủ tục vay vốn để khơi thông dòng tín dụng, ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; ban hành Thông tư số 11/2013/TT-NHNN quy định về cho vay, hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 48/NQ-CP.

Một số chương trình và dự án khác cũng được thực hiện như: chương trình 120 hỗ trợ tái trồng rừng và tạo việc làm, Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2002, Nghị định Chính phủ số 120, Quyết định 131/2009/QĐ-TTg và 443 về hỗ trợ lãi suất 4% cho các cá nhân, hộ gia đình, công ty, hợp tác xã sử dụng vốn vay cho các mục đích sản xuất), nghị định số

41/2010 về chính sách tín dụng cho phát triển nông nghiệp và nông thôn; Nghị quyết số 15 ngày 01/6/2012 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI: Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020.

Nhằm hỗ trợ các hộ gia đình nông thôn cải thiện đời sống và giảm thiểu tính tổn thương, rất nhiều chương trình hỗ trợ tín dụng đã được hình thành từ ý tưởng của các tổ chức chính phủ ở Việt Nam trong thập kỷ vừa qua. Trong số đó, mục tiêu của Chính phủ Việt Nam tập trung vào việc tăng cường sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển trang trại.

Trong những tháng đầu năm 2014, NHNN đã ban hành các chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù như mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mô hình chuỗi liên kết các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, chương trình liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải. Đây là những ngành, lĩnh vực kinh tế có hiệu ứng lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế. Trong số này có chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 14/2014/NQ-CP. Việc triển khai chương trình được coi là bước đột phá trong định hướng đầu tư vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp, hướng sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa qui mô lớn, liên kết SXKD theo chuỗi, gia tăng giá trị sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu hiệu quả.

Hầu hết ngân sách nhằm thực hiện các chương trình, dự án mà Chính phủ ban hành đều được thực hiện thông qua các định chế tài chính Nhà nước trong đó NHCSXH và NHNo&PTNT là hai đầu mối chính.

2.2.2.3. Huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Những năm qua, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Lạc luôn là đơn vị dẫn đầu các tổ chức tín dung trên địa bàn huyện Yên Lạc và các chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc về huy động vốn, mở rộng các dịch vụ và cho vay đầu tư phát triển SXKD, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, nông dân.

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Lạc bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chiến lược hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh và mục tiêu phát triển kinh tế của huyện Yên Lạc; tích cực đổi mới công tác quản lý, bố trí sắp xếp bộ máy tổ chức nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, khai thác

huy động nguồn vốn tại chỗ để tập trung cho vay chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, cải tạo đồng chiêm trũng nuôi trồng thuỷ sản; phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm; khôi phục làng nghề truyền thống.

Bằng các giải pháp linh hoạt, với nhiều hình thức huy động khác nhau, có chính sách khách hàng hợp lý, đảm bảo lợi ích tối đa cho người gửi tiền. Phân công cán bộ bám sát khách hàng có tiềm năng, vận động gửi tín dụng, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức và phong cách phục vụ cho đội ngũ CBTD, giao dịch viên; thực hiện cải cách hành chính, giúp khách hàng làm các thủ tục hành chính, vay vốn nhanh chóng thuận tiện; đặc biệt mở rộng các dịch vụ tiện ích cho người gửi hoạt động SXKD. Vì vậy, đến hết tháng 6/2014, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn huyện của chi nhánh đạt hơn 725 tỷ đồng, tăng gần 143 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2013 (tăng trưởng 24,6%), trong đó nguồn vốn tiền gửi dân cư đạt trên 685 tỷ đồng, tăng 147 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2013 (tăng 27,3%), chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động tại chỗ.

Cùng với việc cho vay, NHNo&PTNT Yên Lạc phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ để tăng nguồn thu, đồng thời giúp khách hàng tiếp cận các dịch vụ hiện đại, tiện ích trong dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, ứng dụng chương trình IPCAS (tự động hóa toàn ngành); nét nổi bật là việc cho vay đầu tư sản xuất theo Nghị định 41 của Chính phủ; ngoài ra còn cho 357 CBCNV vay vốn thấu chi, tiêu dùng gần 8 tỷ đồng.

Việc đầu tư cho vay đúng đối tượng, đúng địa chỉ đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng khu vực nông thôn. Bên cạnh việc tập trung cho các hộ nông dân vay, thời gian gần đây, đồng vốn đầu tư của chi nhánh hướng tới doanh nghiệp nhỏ và vừa; các hộ SXKD lớn và cho vay xuất khẩu. Để đồng vốn được kịp thời, ngay từ công tác thẩm định hồ sơ vay vốn đảm bảo đủ yêu cầu thì giải ngân sớm.

Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng trưc tiếp đến hộ vay vốn tư vấn, hướng dẫn bà con sử dụng đồng vốn đúng mục đích và hiệu quả trong quá trình sử dụng và thu hồi vốn, lãi để có điều kiện luân chuyển cho hộ khác vay. Từ đồng vốn vay kịp thời đã giúp cho hơn 10.000 hộ vay với tổng số vốn gần 520 tỷ đồng đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất, đầu tư con giống, cây trồng, sản xuất kinh doanh có chất lượng đạt hiệu quả kinh tế; giải quyết việc làm mới cho hàng ngàn lao động ở khắp các địa phương trong huyện như: Tề Lỗ, Đồng Văn, Trung Nguyên, Trung Hà, Văn Tiến, Hồng Châu…thoát nghèo vươn lên làm giàu, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc.

2.2.2.4. Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Mỹ Đức là một trong những địa bàn thuần nông, dịch vụ, công nghiệp còn nhiều hạn chế. Huyện Mỹ Đức xác định phát triển nông nghiệp phải gắn với đào tạo nghề: từ việc xây dựng phương thức quản lý đến việc ổn định cơ chế, chính sách cụ thể với các chương trình thâm canh lúa cải tiến SRI, gieo lúa theo hàng bằng công cụ, lúa chất lượng cao với hơn 6.000ha. Trong chăn nuôi, xác định tập trung phát triển toàn diện cả gia súc, gia cầm, thủy đặc sản theo mô hình trang trại gắn với phát triển kinh tế hộ gia đình, phục vụ nhu cầu của thị trường các địa phương lân cận (Bạch Thanh, 2011). Đồng thời, trong quá trình triển khai chính sách tín dụng ưu đãi, ngân hàng Chính sách xã hội Huyện đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội đặt điểm giao dịch tại các xã để thuận tiện cho việc giải ngân, thu nợ, thu lãi, tạo thuận lợi cho người vay vốn, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực; từ đó nâng chất lượng dịch vụ ủy thác cho vay của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn.

2.2.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Hoạt động tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Từ những hạn chế của Việt Nam và kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân tại một số quốc gia, tổ chức tín dụng trên thế giới, bài học rút ra là:

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ tài chính vi mô sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông để cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng từ xa như phát triển các mạng lưới ngân hàng điện tử, phát triển dịch vụ ngân hàng đi kèm với ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông (mobile và internet banking).

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện tốt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; kết hợp giữa cho vay phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa;

-Phát triển đội ngũ nhân lực theo hình thức nhân viên chính thức hoặc thuê ngoài am hiểu về các ngành nghề kỹ thuật nông nghiệp để phát triển sản phẩm phù hợp và an toàn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Đa dạng hóa các loại hình tín dụng nông thôn. Có giải pháp khuyến khích đáp ứng nhu cầu vay vốn với quy mô lớn nhỏ khác nhau của nông dân, phù hợp với tính mùa vụ của các loại nông sản như mô hình của Technoserve ở

giảm đói nghèo. Tăng hiệu quả của đồng vốn bằng cách hoàn thiện việc thẩm định dự án, đánh giá mức rủi ro của người đi vay.

- Đẩy mạnh huy động tiết kiệm. Nỗ lực toàn diện để huy động tiền gửi từ dân, cơ cấu lãi suất với những quy định của ngân hàng Nhà nước về mức trần lãi suất tiền gửi hiện hạn chế các tổ chức tín dụng thu hút tiết kiệm.

- Xây dựng chương trình giáo dục tài chính nhằm nâng cao năng lực sử dụng các dịch vụ ngân hàng cho người dân.Đưa giáo dục tài chính trở thành một chương trình quốc gia với hai mục tiêu chính: bảo vệ người tiêu dùng tài chính và nâng cao hiểu biết của người dân đối với các dịch vụ tài chính.

- Tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức. Nếu khai thác và phối hợp được thế mạnh của hai khu vực này sẽ có nhiều nguồn tín dụng với chất lượng cao hơn.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tân Yên là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trung tâm Huyện cách thủ đô Hà Nội 70 km về hướng Đông Bắc. Tân Yên gồm 24 xã, thị trấn, có vị trí như sau:

- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. - Phía Nam giáp với huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. - Phía Bắc giáp với huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Với vị trí địa lý như vậy, Tân Yên rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có 2 thị trấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 34)