Các yếu tố từ phía tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 77 - 82)

4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức

4.2.2. Các yếu tố từ phía tổ chức tín dụng

4.2.2.1. Thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức

Thủ tục và phương thức cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các trang trại. Tổ chức nào có thủ tục và phương pháp cho vay đơn giản nhanh gọn thì sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn hơn. Sự khác nhau trong thủ tục cho vay giữa các tổ chức tín dụng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của các trang trại với nguồn vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng chính thức. Trong khi ngân hàng Nông nghiệp và PTNT thường yêu cầu có tài sản thế chấp khi vay vốn thì Ngân hàng Chính sách xã hội yêu cầu tín chấp để vay vốn thơng qua các tổ chức đồn hội trong nơng thơn.

Bảng 4.16. Đánh giá của trang trại về thủ tục vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức

STT Chỉ tiêu

Ngân hàng

NNo&PTNT Ngân hàng CSXH Quỹ tín dụng nhân dân SL (TT) CC (%) SL (TT) CC (%) SL (TT) CC (%)

1 Số ý kiến đánh giá về thủ tục cho vay 87 100 76 100 79 100

2 Đơn giản, nhanh gọn 11 12,64 19 25,00 8 10,13

3 Trung bình 19 21,84 17 22,37 23 29,11

Số liệu trong bảng 4.16 cho thấy, tỷ lệ trang trại đánh giá thủ tục vay vốn ở NHNN&PTNT và Quỹ tín dụng nhân dân cịn rườm ra và khó khăn chiếm tỷ lệ cao, có 65,52% trang trại đánh giá là thủ tục cho vay của NHNN&PTNT còn rườm rà, 60,76% trang trại đánh giá là thủ tục cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân còn rườm rà, phức tạp, và 52,63% trang trại đánh giá là thủ tục cho vay của NHCSXH cịn phức tạp. Theo tình hình hiện nay, các trang trại vay vốn ở NHCSXH thường vay qua Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, các chủ trang trại thường chỉ cần gia nhập tổ vay vốn, làm đơn vay vốn, sổ vay vốn và các giấy tờ liên quan tới quyền sử dụng đất sau đó nộp cho các tổ trưởng vay vốn. Nên tỷ lệ các trang trại đánh giá thủ tục vay của NHCSXH là đơn giản chiếm tỷ lệ cao nhất. Còn với NHNN&PTNT thủ tục rườm rà nhất, các trang trại muốn vay phải xây dựng dự án kinh doanh, và phải có tài sản thế chấp, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và phải đợi thời gian thẩm định khá lâu. Nhiều lúc các trang trại cần vay vốn để sản xuất tuy nhiên do quá trình thẩm định lâu nên nhiều chủ trang trại ngại phải đi vay.

Hộp 4.1. Khó khăn khi vay vốn ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

“Trang trại của gia đình tơi đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trạng. Qua tìm hiểu, tơi biết khi sử dụng giấy chứng nhận trang trại có thể vay vốn ngân hàng mà khơng cần thế chấp tài sản. Đây là cơ chế thuận lợi cho các hộ chăn nuôi. Tuy nhiên là quy trình thẩm định của ngân hàng khá ngặt nghèo, thời gian thẩm định kéo dài… đôi khi không kịp thời giải quyết khó khăn về nguồn vốn cho gia đình.Nên tơi thường phải lựa chọn các phương án khác để giải quyết nhu cầu về vốn của gia đình”.

Ơng Phạm Thanh Hinh chủ trang trại, thơn Lộc Ninh, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Nhu cầu về vốn cho phát triển trang trại là rất lớn, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đều cần phải tìm đến các nguồn vốn từ ngân hàng, quỹ tín dụng, tuy nhiên do gặp khó khăn về thủ tục tiếp cận mà có khơng ít trang trại ngại tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Việc vay vốn của các chủ trang trại phải có giấy tờ hợp pháp về bất động sản, trên thực tế thì nhiều trang trại chưa làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, thay vì vay thêm vốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì các trang trại này chấp nhận nguồn vốn hiện có, thực hiện “lấy ngắn ni dài” dẫn đến kinh tế trang trại không thể phát triển mạnh mẽ được.

Theo quy định mới của thông tư 27, việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi giao dịch với ngân hàng mà không phải thế chấp tài sản. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện Tân Yên, khi thẩm định hồ sơ vay vốn, các ngân hàng lại có những đánh giá riêng để đảm bảo an tồn tín dụng.

4.2.2.2. Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức

Lãi suất cho vay là yếu tố có ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của trang trại. Nếu lãi suất thấp các trang trại sẽ mong muốn được vay vốn và cố gắng hoàn tất các thủ tục vay theo yêu cầu. Tuy nhiên khi lãi suất là cao thì các trang trại sẽ không mặn mà với việc vay vốn từ các tổ chức này mà có thể chuyển sang vay vốn từ các tổ chức khác.

Bảng 4.17. Đánh giá của trang trại về lãi suất cho vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức STT Chỉ tiêu Ngân hàng NNo&PTNT Ngân hàng CSXH Quỹ tín dụng nhân dân SL (TT) CC (%) SL (TT) CC (%) SL (TT) CC (%) 1 Số ý kiến đánh giá

về lãi suất cho vay

87 100 76 100 79 100

2 Lãi suất cao 59 67,82 11 14,47 46 58,23 3 Lãi suất hợp lý 24 27,59 47 61,84 27 34,18

4 Lãi suất thấp 4 4,60 18 23,68 6 7,59

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính tốn của tác giả (2016)

Tùy vào từng loại ngân hàng mà mức lãi suất cho vay là khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung các ý kiến của trang trại cho rằng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức cịn khá cao. Hiện nay lãi suất của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là khoảng 10% năm. Đa số các trang trại cho rằng lãi suất cho vay của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thơn cịn cao (67,82% số ý kiến). Theo kết quả điều tra, phần lớn các trang trại đánh giá lãi suất của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cao hơn so với ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ tín dụng nhân dân, tuy nhiên vẫn có đến 58,23% số ý kiến cho rằng lãi suất của Quỹ tín dụng nhân dân là cao và tại ngân hàng Chính sách xã hội là 14,47% tương ứng. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân

n có nhiều chính sách ưu đãi cho các trang trại vay để phát triển sản xuất, nên mức lãi suất cũng thấp hơn thường là 6,6 %/năm. Do vậy, để trang trại có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thơn và các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn huyện Tân Yên cần có biện pháp điều chỉnh mức lãi suất phù hợp nhằm hỗ trợ các trang trại vay vốn để phát triển sản xuất.

4.2.2.3. Lượng vốn cho vay và thời gian cho vay

Lượng vốn cho vay là một trong những yếu tố tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại. Lượng vốn cho vay đối với trang trại được quy định bởi mức cho vay tối đa qua từng thời kỳ. Mặc dù mức cho vay tối đa đã được điều chỉnh tăng lên qua các năm, tạo điều kiện cho các trang trại vay được cao hơn, nhưng do số trang trại cần vốn ngày càng đông, trong khi đó nguồn vốn cho vay đối với các trang trại còn hạn chế, chưa tăng kịp với tốc độ tăng về số tran trại cần vay, nên lượng vốn cho vay đối với các trang trại chưa thực sự cao

Theo kết quả điều tra cho thấy các trang trại cho rằng mức vốn vay của các tổ chức tín dụng so với nhu cầu vay của trang trại là còn rất thấp. Theo đánh giá của các trang trại thì lượng vốn cho vay của các ngân hàng là còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn của các trang trại, có 90,8% trang trại đánh giá vốn vay của NHNo&PTNT còn thấp, 96,1% trang trại đánh giá lượng vốn cho vay của NHCSXH còn thấp và 91,1% trang trại đánh giá lượng vốn vay của Quỹ tín dụng nhân dân cịn thấp.

Bảng 4.18. Đánh giá của trang trại về lượng vốn cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức STT Chỉ tiêu Ngân hàng NNo&PTNT Ngân hàng CSXH Quỹ tín dụng nhân dân SL (TT) CC (%) SL (TT) CC (%) SL (TT) CC (%)

1 Số ý kiến đánh giá về lượng vốn cho vay 87 100 76 100 79 100

2 Mức vay thấp 79 90,8 73 96,1 72 91,1

3 Mức vay phù hợp 5 5,7 3 3,9 5 6,3

4 Mức vay cao 3 3,5 0 0 2 2,5

Để đầu tư cho phát triển sản xuất, mở rộng quy mơ thì các chủ trang trại cần rất nhiều vốn, ở Tân Yên chủ yếu là các trang trại chăn ni, mức trung bình đầu tư phát triển sản xuất của một trang trại là khá lớn ,tuy nhiên theo mức vốn quy định tạo nghị định 55 của thủ tướng chính phủ hiện nay mức vay tối đa cho hộ nông dân phát triển trang trại là 1 tỷ đồng, tùy vào từng tổ chức và tài sản thế chấp mà mức vốn cho các trang trại vay là khác nhau. Như Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay các hộ vay sản xuất kinh doanh tối đa là 200 triệu đồng/dự án. Như vậy, các tổ chức tín dụng cần nâng cao mức vốn vay cho các trang trại, tạo điều kiện cho các trang trại có nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất.

Việc xác định thời hạn cho vay phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế như chu kỳ phát triển của cây trồng vật nuôi, sự luận chuyển của vật tư hàng hoá, khả năng trả nợ, sự thoả thuận của người vay vốn là yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả sử dụng vốn vay, độ an toàn và chất lượng tín dụng. Tuy nhiên đa số các trang trại đều đánh giá thời gian cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức ngắn (chiếm 80%), gây khó khăn cho trang trại khi quay vịng vốn sản xuất, đặc biệt là các trang trại chăn ni, trồng cây lâu năm có chu kỳ sản xuất dài.

Thời hạn vay ngắn là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng dư nợ, khơng trả nợ đúng kỳ hạn của một số chủ trang trại khi vay vốn. Vì các trang trại vay vốn đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi, ngành sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chu kỳ sản xuất dài, gặp nhiều rủi ro khó có thể kiểm sốt được. Các trang trại sẽ khó tập trung để đầu tư, mở rộng sản xuất. Như vậy, thời gian vay ngắn đã làm hạn chế sự phát triển sản xuất của các trang trại.

Hộp 4.2. Nguồn vốn, và thời gian vay quá ít

“Hiện gia đình tơi đã sử dụng giấy chứng nhận kinh tế trang trại để vay 300 triệu đồng không cần thế chấp tài sản từ Ngân hàng Nông nghiệp. Đây là nguồn vốn quan trọng giúp gia đình tơi khắc phục khó khăn trong q trình sản xuất. Thế nhưng, việc vay ngân hàng với hạn mức thấp, kỳ hạn trả nợ sớm khiến tơi gặp khơng ít khó khăn trong việc quay vòng vốn sản xuất. Với lại chúng tôi chỉ được sử dụng giấy chứng nhận kinh tế trang trại để vay vốn mà không cần thế chấp tài sản khi khơng cịn khoản nợ vay ngân hàng liên quan đến trang trại. Chúng tơi mong muốn, các ngân hàng sẽ có những chính sách linh động để chúng tơi được hưởng các ưu đãi tín dụng”.

Ơng Trần Văn Sâm chủ trang trại, thơn Tân Lập, xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

4.2.2.4. Thái độ làm việc của cán bộ tín dụng

Trình độ chun mơn và thái độ làm việc của các cán bộ tín dụng có ảnh hưởng khá lớn đến sự tiếp cận của trang trại tới các tổ chức tín dụng chính thức. Qua thực tế điều tra và phỏng vấn trang trại cho thấy số trang trại cho rằng cán bộ tín dụng có thái độ làm việc nhiệt tình chiếm tỷ lệ khá cao (65,56%). Tỷ lệ trang trại cho rằng cán bộ tín dụng làm việc với thái độ bình thường chiếm 26,67%, chỉ có 7,77% hộ cho rằng cán bộ tín dụng làm việc kém nhiệt tình. Đa phần các chủ trang trại ít được tiếp xúc với các giấy tờ phức tạp nên khi có nhu cầu vay vốn gặp khơng ít khó khăn trong việc làm các thủ tục xin vay vốn, người dân rất cần thái độ làm việc cởi mở, hướng dẫn nhiệt tình. Khi nhận được thái độ lạnh nhạt, sự giúp đỡ kém nhiệt tình từ phía các cán bộ tín dụng, người dân có tư tưởng tự ti và không muốn vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức, thay vào đó là tìm đến các tổ chức tín dụng phi chính thức.

Bảng 4.19. Đánh giá về thái độ làm việc của cán bộ tín dụng

STT Chỉ tiêu Số lượng (n = 90) Tỷ lệ (%) 1 Thái độ nhiệt tình 59 65,56 2 Thái độ bình thường 24 26,67 3 Khơng nhiệt tình 7 7,77

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính tốn của tác giả (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 77 - 82)