Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 29)

2.2.1. Tín dụng chính thức và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của trang trại ở một số nước trên thế giới trang trại ở một số nước trên thế giới

Mỗi nước trên thế giới đều có đặc điểm riêng do đó hoạt động tín dụng trong nơng nghiệp có đặc điểm khác nhau. Tín dụng trong nơng nghiệp ở các

nước trên thế giới phát triển rất đa dạng, phong phú với các hình thức, phương pháp hoạt động khác nhau và đều có chung mục đích là giúp đỡ nơng dân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội.

Tại các nước đang phát triển, một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển là hoạt động xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nơng thơn. Trong đó, tín dụng là cơng cụ hiệu quả kích thích các hoạt động tạo thu nhập, giúp kiểm soát tài nguyên, đề cao vị thế trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ xã hội để giúp người dân phát triển kinh tế. Hệ thống tín dụng hiện nay ở các nước đang phát triển đang tồn tại dưới dạng song hành, tức là cùng tồn tại khu vực tín dụng chính thức và khu vực tín dụng khơng chính thức. Khu vực tín dụng khơng chính thức ước tính chiếm từ 30% đến 80% nguồn cung tín dụng cho nông nghiệp, trong khi chưa đến 5% nông dân ở châu Phi, 15% ở châu Mỹ La Tinh, và 25% ở châu Á tiếp cận được với tín dụng chính thức.

Theo Quỹ Phát triển nơng nghiệp quốc tế (IFAD, 2004), việc hơn một tỉ người trên thế giới vẫn khơng tiếp cận được đến các dịch vụ tín dụng cơ bản đã tước mất của họ phương tiện để cải thiện thu nhập, để có điều kiện sống an tồn, và để đối phó với những rủi ro bất trắc.

Thị trường tín dụng ở các nước đang phát triển được mơ tả là có sự “phân đoạn”, tức là các đoạn thị trường của các khách hàng khác nhau có sự khác nhau cơ bản về các loại khoản vay, người cho vay và các hoạt động sản xuất kinh doanh được tài trợ. Do sự hạn chế về sự lựa chọn và tiếp cận mà các khách hàng vay vốn trong cùng một đoạn thị trường cuối cùng đành sử dụng các dịch vụ tín dụng khác nhau căn bản về lãi suất, loại và số lượng tài sản thế chấp được yêu cầu cho mỗi khoản vay, cũng như các điều khoản giám sát và thực thi của hợp đồng. Trên một số thị trường, người vay có thể nhận thấy mình bị loại ra hoặc bị cản trở trong việc tiếp cận đến một số các dịch vụ tín dụng nhất định hoặc bị hạn mức ở các khoản vay nhỏ hơn mức vay tối ưu mà họ lựa chọn bởi các yêu cầu về tài sản thế chấp và những thỏa thuận khác kèm theo. Vì vậy sau đó người vay có thể sẽ ứng xử bằng cách chuyển sang vay từ một nguồn khác với chi phí cao hơn hoặc có thể sẽ phải điều chỉnh kế hoạch ban đầu theo những cách khác.

Thiếu vốn buộc người dân ở nơng thơn tìm đến bà con, bạn bè, láng giềng, người cho vay nặng lãi, chủ đất, các hội tiết kiệm-tín dụng tự phát, những hội tương trợ, đây là khu vực tín dụng khơng chính thức. Tại các nước đang phát triển, khu vực khơng chính thức đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết nhu

cầu tín dụng rất cụ thể và thiết thực của người dân, như vốn để sản xuất nhỏ, vay ăn giáp hạt, trang trải những chi tiêu đột xuất trong gia đình.

Việc phát triển một hệ thống tín dụng hiệu quả đã và đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong suốt các thập kỷ qua. Từ các chính sách “hướng cung” với sự can thiệp sâu của Nhà nước đã chuyển sang phương thức tiếp cận mới, tự do hơn và theo tín hiệu của thị trường. Tự do hóa khu vực tín dụng bao gồm cả việc loại bỏ lãi suất điều chỉnh, các chương trình tín dụng trực tiếp, và sự cải tổ hoặc cổ phần hóa hệ thống ngân hàng phát triển nơng nghiệp quốc doanh.

Những thay đổi này đã góp phần xóa bỏ những lệch lạc, méo mó của thị trường tín dụng và làm tăng triển vọng phát triển trong dài hạn của một hệ thống tín dụng bền vững. Các sáng kiến mới như sự cải tổ lại hệ thống ngân hàng nông nghiệp theo định hướng thị trường trong việc cung cấp các dịch vụ tín dụng cho hộ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn đã được áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng tại các khu vực nông thôn. Đồng thời một số các tổ chức tín dụng vi mơ thời gian qua cũng đang nỗ lực để áp dụng phương thức cho món vay nhỏ đến khách hàng nông thôn.

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mức lãi suất thị trường sẽ bảo đảm cả tính cơng bằng lẫn tính hiệu quả trong cung cấp tín dụng cho nơng dân. Ở các quốc gia châu Á, chi phí cao và những rủi ro trong cung cấp các dịch vụ tín dụng ở vùng nơng thơn giải thích cho những khó khăn mà các tổ chức tín dụng nơng thơn đang gặp phải nhưng đồng thời nó cũng phản ánh yếu kém trong quản lý và hoạch định chính sách của chính phủ.

2.2.1.1. Kinh nghiệm của một số tổ chức tín dụng trên thế giới

Adopem ở Cộng hịa Dominican là một ví dụ điển hình về hiệu quả của chun mơn hóa, hiện đại hóa hoạt động tài chính. Adopem thực hiện chương trình PDA (Personal Digital Assistants) trong dịch vụ tài chính vi mơ: số hóa dữ liệu khách hàng và máy móc hỗ trợ tối đa cho hoạt động tài chính thay vì th mướn thêm nhân viên và đã ghi nhận những cải thiện đáng kể. Khách hàng tài chính vi mơ đơng hơn. Số ngày giữa kế hoạch và giải ngân giảm xuống từ năm ngày đến hai ngày. Chi phí cho thủ tục giấy tờ giảm 60% và chi phí cho việc nhập dữ liệu giảm 50%. Khối lượng công việc nhân viên vay và các biện pháp khác năng suất tăng khoảng 35%.

Technoserve ở Ghana đã phát triển chương trình tín dụng hàng tồn kho ở Ghana cho phép các nhóm nơng dân nhận được lợi nhuận từ cây trồng bằng cách

cung cấp tín dụng sau thu hoạch thông qua liên kết với một tổ chức tài chính nơng thơn. Thay vì bán tất cả các cây trồng thu hoạch khi giá đang thấp nhất để đáp ứng nhu cầu tiền mặt, nông dân quy mô nhỏ trong các cửa hàng kế hoạch cây trồng của họ trong một nhà kho hợp tác quản lý và nhận được một khoản vay khoảng 75-80%. Giá trị của các cây trồng được lưu trữ, phục vụ làm tài sản thế chấp. Khoản vay này cho phép họ để xóa các khoản nợ họ tích lũy và đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngay lập tức. Sau đó, khi giá đã tăng trong mùa, nông dân, hoặc bán cây trồng được lưu trữ hoặc mua lại nó cho tiêu dùng. Đây là mơ hình sáng tạo, giải quyết khó khăn đầu ra theo mùa vụ của sản phẩm nơng nghiệp, có thể áp dụng hiệu quả tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Luật Đầu tư Công cộng tại Mỹ ra đời vào năm 1977, đã yêu cầu bắt buộc nhiều ngân hàng thương mại phải thực hiện việc đầu tư vào nhóm dân cư nghèo sinh sống tại các khu đô thị, thành phố lớn và cả các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Phương thức nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng đối với những đối tượng này của ngân hàng, tổ chức tài chính ở Mỹ thường thơng qua các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các tổ chức xã hội. Ban đầu chỉ có một vài tổ chức phải thực thi Điều Luật trên, sau một thời gian thu được kết quả khích lệ, chính quyền liên bang đã mở rộng phạm vi áp dụng rộng hơn đến các tổ chức tài chính, tín dụng trên cả nước, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng chính thức của người dân, giảm tỷ lệ người dân tiếp cận với dịch vụ tín dụng phi chính thức.

2.2.1.2. Ở Nhật Bản

Nhật Bản được coi là một trong những nước thành cơng trong hoạt động tín dụng nơng nghiệp và nông thôn. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích mạnh phát triển nơng nghiệp bằng việc thành lập ngân hàng cầm đồ, thế nợ bất động sản và những ngân hàng nông - công nghiệp địa phương. Sau đó các tổ chức này được thay thế bằng các tổ chức tài chính nơng nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, cung cấp tiền cho nông nghiệp với số lượng lớn, lãi suất thấp và dài hạn để đầu tư cho việc hình thành vốn cố định trong hộ nông dân và các trang trại nông nghiệp chủ yếu thông qua các HTX nông nghiệp.

Từ đầu những năm 1960, Chính phủ Nhật Bản đã có chương trình cho vay vốn nông nghiệp (GPALs) để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp. Nguồn vốn của chương trình này là từ Chính phủ và tư nhân thông qua HTX nông

nghiệp. Năm 1984 có 19 loại quỹ Chính phủ cho GPALs và 21 loại quỹ tư nhân với lượng tiền 693 tỷ yên. Chương trình cho vay nơng nghiệp của Chính phủ Nhật Bản hiện nay được cho là khá hoàn hảo với lãi suất và thời gian vay dài hạn. HTX nơng nghiệp ở Nhật Bản đóng vai trị quan trọng trong phát triển nơng nghiệp của đất nước và tài chính của các trang trại nông nghiệp. Đây là một tổ chức trực tiếp quan hệ tín dụng với nơng dân và các trang trại. Hàng năm HTX nông nghiệp cung cấp tới 70% số tiền cho vay nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Như vậy ở Nhật Bản tồn bộ tín dụng cho nơng nghiệp nơng thơn được đáp ứng bởi HTX nông nghiệp và AFFFC và GPALs.

2.2.1.3. Ở Hàn Quốc

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai Hàn Quốc là nước chậm phát triển 70% dân số sống ở nông thôn, tài nguyên nghèo nàn, đất đai chủ yếu là núi đồi. Giai đoạn 1962 - 1972 do phải đối phó với tình hình lạm phát cao người nơng dân khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức vì lãi suất cho vay của các tổ chức này tương đối cao. Từ năm 1973 - 1985 Nhà nước áp dụng chính sách thả nổi lãi suất huy động và lãi suất cho vay, tăng cường hoạt động dịch vụ tài chính cho phép ngân hàng bán lại các loại séc hoặc công trái của Nhà nước theo giá thoả thuận. Khi đó người nơng dân Hàn Quốc dần tiếp cận đầy đủ với các nguồn tín dụng mà đặc biệt là nguồn tín dụng chính thức để phục vụ phát triển sản xuất.

Từ 1986 đến nay Hàn Quốc ngày càng chiếm lĩnh được các thị trường lớn nhất trên thế giới về sản phẩm hàng hố có cơng nghệ cao. Nhà nước khuyến khích các công ty tăng mức chi cho nghiên cứu và phát triển khoa học. Trong lĩnh vực nông nghiệp tập trung nỗ lực về vốn để đầu tư cho việc phân bổ lại ruộng đất, phổ biến kỹ thuật mới về các biện pháp phong ngừa sâu bệnh, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đặt ra mục tiêu tự túc lương thực và đã đạt được kết quả lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Người nông dân Hàn Quốc đã thực sự yên tâm sản xuất và ngày càng có nhiều hộ nơng dân sản xuất với quy mơ lớn vì họ khơng phải lo thiếu vốn.

2.2.1.4. Philippines

Hệ thống tín dụng chính thức cung cấp vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn ở Philippines bao gồm các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đặc biệt của Chính phủ. Hệ thống các ngân hàng nông thôn, ngân hàng tiết

kiệm và ngân hàng thương mại bao gồm của Nhà nước và của tư nhân có các chi nhánh xuống tận làng xã ở khắp cả nước, trong đó, ngân hàng nơng thơn là tổ chức tín dụng chính thức lớn nhất trong tổng số dư tiền cho vay của ngân hàng nơng thơn thì có tới 97% - 100% là cho vay nơng nghiệp. Chính phủ Philippines đã có những chính sách tín dụng phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn như bắt buộc tất cả các ngân hàng thương mại phải dành tối thiểu 25% quỹ tiền vay có thể của họ cho nơng nghiệp, Chính phủ có một ngân hàng đặc biệt cung cấp tín dụng cho nơng nghiệp nông thôn lớn nhất đó là Land Bank của Philippines. Ngân hàng này đã dành tới 67% số vốn huy động để cho vay phát triển nông nghiệp nông thơn.

2.2.1.5. Thái Lan

Tổ chức tín dụng lớn nhất trực tiếp và chun cung cấp tín dụng cho nơng nghiệp và nông dân Thái Lan là Ngân hàng nông nghiệp và HTX nông nghiệp (BBAC). Tổ chức này được Nhà nước thành lập từ năm 1966 thuộc Bộ Tài chính. Ngân hàng này có nguồn vốn chủ yếu là từ Chính phủ và một phần từ các tổ chức nước ngoài. Ngân hàng thực hiện lãi suất ưu đãi cho hộ nông dân thơng qua HTX tín dụng nơng nghiệp và trực tiếp cho những hộ nông dân, trang trại, gia trại. Đối tượng vay của BAAC là các HTX, các hiệp hội nông dân, trực tiếp từ hộ nông dân và các trang trại, gia trại. Tổ chức tín dụng chính thức thứ hai cung cấp một phần tín dụng cho nơng nghiệp là hệ thống các ngân hàng thương mại. Nông dân Thái Lan vay vốn từ các tổ chức trên bằng nhiều cách khác nhau tuỳ theo hiện trạng và thực lực kinh tế của họ. Những nơng dân giàu có tài sản thế chấp có thể vay trực tiếp tại các tổ chức tín dụng chính thức mà họ muốn. Những nơng dân nghèo khơng có tài sản thế chấp có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng một cách gián tiếp bằng cách tham gia vào các HTX, các hiệp hội và nhóm nơng dân.

2.2.2. Tín dụng chính thức ở Việt Nam

2.2.2.1. Sơ lược quá trình phát triển

Việt Nam có khoảng 13 triệu nơng hộ, trong đó hơn một nửa (6,7 triệu) thuộc diện có thu nhập thấp, 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thơn cho rằng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất. Việt Nam rõ ràng cần có hệ thống tín dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế (cả nông nghiệp lẫn phi nông nghiệp) nhằm nâng cao đời sống ở nơng

thơn. Vì vậy, vai trị của tín dụng nơng nghiệp nơng thơn ln được đánh giá cao đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và yêu cầu của công nghiệp hố hiện đại hóa đất nước. Một số tác giả cho rằng tài chính vi mơ ở Việt Nam có vai trị căn bản cho việc chuyển đổi nền kinh tế. Nếu chỉ đánh giá ở phương diện cung thì có thể thấy rõ rằng tài chính nơng thơn Việt Nam đã phát triển tốt.

*Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Được thành lập năm 1990 và đến nay được coi là tổ chức có mạng lưới chi nhánh lớn nhất ở nông thôn. Mạng lưới hoạt động gồm 4 cấp là: Trung ương; 2 văn phòng đại diện điều phối miền Bắc và miền Nam; các chi nhánh tỉnh thành; các chi nhánh quận huyện và liên xã (đây là nơi trực tiếp giao dịch với khách hàng) (Đào Văn Hùng, 2005). Cho đến năm 2005 trên tồn quốc có 100 chi nhánh cấp 1 (tỉnh thành), 800 chi nhánh cấp 2 (Quận huyện), hàng nghìn chi nhánh cấp 3 (phường xã), cấp 4 và tổ lưu động (Kim Thị Dung, 2005).

Về lãi suất: tuy trong các năm gần đây mặc dù chính sách lãi suất đang được nới lỏng theo hướng tự do hóa nhưng chênh lệch lãi tiền vay và tiền gửi là thấp nên chưa đảm bảo ổn định tài chính (Đào Văn Hùng, 2005).

Trong số các tổ chức chính thức cung cấp dịch vụ tín dụng thì ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tổ chức lớn nhất cả về số dư nợ và số lượng người vay. Vì các chi nhánh huyện thường phải đặt ở thị trấn nên khách hàng phải đi xa. Để khắc phục tình trạng đó hiện nay một số nơi đã lập các ngân hàng liên xã. Năm 1998 có 534 chi nhánh liên xã đến năm 2003 có 695 chi nhánh. Ngân hàng đã tăng sự tiếp cận với hộ nông dân nói chung và với các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 29)