Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 48 - 51)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được điều tra thu thập từ 2 nguồn: Thông tin số liệu thứ cấp và thông tin số liệu sơ cấp.

3.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Bao gồm toàn toàn bộ các văn bản, tài liệu, số liệu đã được công bố hoặc liên quan địa bàn nghiên cứu. Tài liệu được thu thập từ các nguồn: số liệu chính thức đã được cơng bố qua website, ấn phẩm như niên giám thống kê, báo cáo hội thảo, báo cáo thường niên, đề án, cơng trình nghiên cứu của các ban, ngành cơ quan liên quan tại địa phương, các thông tin về sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, kinh tế hộ nông dân của huyện và các xã nghiên cứu, các tài liệu liên quan đến chính sách nơng nghiệp, tài chính, tín dụng, thực trạng cung vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn huyện.

3.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Chọn mẫu điều tra tại địa phương để tiến hành nghiên cứu, số người được chọn đảm bảo đại diện được cho toàn bộ tổng thể. Chọn điều tra ngẫu nhiên các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên với tổng số mẫu điều tra là 90 trang trại

dựa trên danh sách được cung cấp từ phịng Nơng nghiệp huyện. Chủ thể chính để thu thập số liệu là các chủ trang trại. Cơ cấu trang trại điều tra được căn cứ vào mức độ tập trung của trang trại trên địa bàn huyện.

Bảng 3.5. Cơ cấu mẫu điều tra

STT Chỉ tiêu Số mẫu 1 Xã Ngọc Châu 26 2 Xã Tân Trung 19 3 Xã Việt Lập 17 4 Xã Song Vân 12 5 Xã Hợp Đức 16 Tổng 90

Các trang trại được điều tra theo mẫu phiếu điều tra đã thiết kế sẵn và áp dụng theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Nội dung điều tra bao gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Các thông tin thu thập gồm:

- Những thông tin cơ bản về trang trại điệu tra: Họ tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, loại hình trang trại, doanh thu của trang trại, năm thành lập trang trại, tổng diện tích của trang trai.

- Tình hình vay vốn của trang trại: Số lượng vốn vay, thời gian vay, địa điểm vay, kết quả sản xuất của trang trại trước và sau khi vay.

- Những thông tin về nhận thức của trang trại đối với tín dụng: ý kiến đánh giá của hộ về thủ tục vay, lãi suất vay, thái độ làm việc của các cán bộ tín dụng, hiểu biết của chủ trang trại về tín dụng và tiếp cận vốn tín dụng chính thống…

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Đối với số liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu.

- Đối với số liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel, máy tính... tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận từ thực tiễn.

3.2.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp mơ tả tồn bộ sự vật và

hiện tượng trên cơ sở các số liệu đã được tính tốn. Phương pháp này được thực hiện thơng qua việc sử dụng số bình qn. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích mức độ các nguồn tín dụng và sự tiếp cận của trang trại với các nguồn tín dụng.

- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này dùng cả so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian nghiên cứu để thấy quy mô hoạt động và cách thức hoạt động của các hình thức tín dụng. Trên cơ sở đó so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối giữa các năm, giữa nam và nữ, hay các chủ trang trại có trình độ học vấn khác nhau để đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng chính thống của các trang trại.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

*Chỉ tiêu phản ánh khả năng tiếp cận thơng tin tín dụng

- Tỷ lệ trang trại tiếp cận được thơng tin tín dụng.

- Tỷ lệ trang trại không tiếp cận được thông tin tín dụng.

*Chỉ tiêu phản ánh mức độ tiếp cận thủ tục tín dụng và vốn tín dụng của các trang trại

- Tỷ lệ trang trại hiểu và nắm rõ về các thơng tin tín dụng. - Tỷ lệ trang trại hiểu sơ về thơng tin tín dụng.

- Tỷ lệ trang trại làm đơn xin vay vốn. - Tỷ lệ trang trại không làm đơn vay vốn. - Tỷ lệ trang trại vay được vốn.

- Tỷ lệ trang trại thường xuyên vay được vốn.

- Tỷ lệ trang trại không tiếp cận được nguồn vốn vay. - Bình quân nhu cầu vốn vay/trang trại.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 48 - 51)