Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 43)

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tân Yên là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trung tâm Huyện cách thủ đô Hà Nội 70 km về hướng Đông Bắc. Tân Yên gồm 24 xã, thị trấn, có vị trí như sau:

- Phía Đơng giáp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp huyện Hiệp Hồ, tỉnh Bắc Giang. - Phía Nam giáp với huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. - Phía Bắc giáp với huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Với vị trí địa lý như vậy, Tân Yên rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngồi tỉnh. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có 2 thị trấn Cao Thượng, thị trấn Nhã Nam là hai trung tâm tập trung dân cư đông đúc, tiềm năng phát triển to lớn chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế toàn Huyện tiến bước vững chắc trong thời gian tới.

Địa hình của huyện Tân n có độ dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, chia làm 2 vùng rõ rệt: vùng đồi núi thoải xen kẽ giữa các cánh đồng nhỏ hẹp; vùng đồi núi thấp xen kẽ ruộng và các bãi bằng phẳng. Địa hình này rất phù hợp cho việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện.

3.1.1.2. Thời tiết, khí hâu

Tân Yên mang đặc điểm khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 21 – 230C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng sáu (30 - 350C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng một (10 - 150C). Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.300 mm - 1.700 mm, lượng mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng sáu đến tháng chín. Vào mùa khơ có năm đến hai tháng khơng có mưa nên nên thường gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và sinh hoạt của nhân dân trong huyện, đặc biệt là đối với người nơng dân vì sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết khí hậu.

Mặt khác, vào tháng một hàng năm trên địa bàn Huyện thường xảy ra rét đậm, rét hại nên có tác động xấu đến việc gieo trồng cũng như việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. Với thời tiết khí hậu tuy có phức tạp nhưng chính đó đã tạo điều kiện quan trọng cho việc hình thành phát triển một nền nông nghiệp đa dạng phong phú.

3.1.1.3. Thủy văn

Trên địa bàn huyện Tân n có sơng Thương là hệ thống sơng chính. Sơng Thương được phát ngun từ phía Đơng Nam tỉnh Lạng Sơn, dài 175km chảy qua huyện ở đoạn trung lưu dài 16km, lịng sơng mở rộng từ 70m đến 100m, qua địa phận 3 xã là Hợp Đức, Liên Chung và Quế Nham. Ngồi sơng Thương, trên lãnh thổ của huyện cịn có ngịi Đa Mai, ngịi Phú Khê, ngịi Cầu Niễng. Ba ngòi này gần như chảy song song cách đều nhau theo hướng địa hình, tiêu cấp một lượng nước đáng kể đổ vào sông Thương. Hệ thống nông giang sông Cầu được đưa vào sử dụng từ năm 1929 gồm có kênh chính đoạn chảy qua Tân Yên từ kè Lữ Vân đến Điếm Thôn dài 25,8km, với 9 kênh cấp 2, 50 kênh cấp 3 dài 744km, cung cấp nước cho 5574 ha đất trồng.

Trên lãnh thổ của huyện có 78 hồ lớn nhỏ, có hai hồ lớn là hồ Đá Ong (dung tích trên 7 triệu m3 ) và hồ Cầu Rẽ (42 triệu m3 ). Riêng hai hồ này cung cấp nước tưới cho 672 ha. Diện tích mặt nước ao ở Tân Yên có khoảng 400 ha. Lượng nước phân bổ trong năm không đều, về mùa mưa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm. Sơng ngịi, hệ thống nông giang của Tân Yên là một yếu tố rất cơ bản và thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và vận tải thuỷ, tuy nhiên việc sử dụng vào các lĩnh vực vận tải chưa được khai thác hết tiềm năng.

3.1.1.4. Tình hình đất đai

Ở Tân n, đất hình thành do phong hố đá mẹ và do phù sa sông bồi tụ. Theo số liệu của phịng Tài ngun mơi trường Huyện, tính đến ngày 31/12/2015, tổng diện tích tự nhiên của Tân Yên hiện nay là 20.763,36 ha, trong đó: đất nơng nghiệp chiếm 62,3%, đất phi nông nghiệp chiếm 36,1%, đất chưa sử dụng chiếm 1,6%. Diện tích đã được điều tra lập bản đồ thổ nhưỡng là 16.018 ha chiếm 77,14% tổng diện tích tự nhiên.

Tóm lại, Tân n là huyện có diện tích đất đai tương đối rộng, với diện tích đất nơng nghiệp chiếm 62,27 % đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho Tân Yên phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hố theo hướng tồn diện. Bên cạnh đó,

diện tích đất trồng cây hàng năm tương đối lớn, chiếm gần 70,43% tổng diện tích đất nơng nghiệp là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình ở nơng thơn, thúc đẩy tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên nông thôn.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Tân Yên

STT Chỉ tiêu Diện tích (Ha) CC (%)

Tổng diện tích 20.763,36 100,00

1 Đất nông nghiệp 12.936,24 62,27

- Đất trồng cây hàng năm 9.117,23 70,43

- Đất trông cây lâu năm 1.524,59 11,78

- Đất nuôi trồng thủy sản 1.036,29 8,00

- Đất nông nghiệp khác 44,52 0,34

- Đất lâm nghiệp 1.223,61 9,45

2 Đất ở 3.158,21 15,19

3 Đất chuyên dùng 3.278,39 15,77

4 Đất tơn giáo, tín ngưỡng 62,30 0,30

5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 247,19 1,19

6 Đất sông suối, mặt nước 595,85 2,87

7 Đất phi nông nghiệp khác 5,26 0,03

8 Đất chưa sử dụng 396,19 1,91

Nguồn: Phịng Tài ngun mơi trường hun Tân n (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)