Đặc điểm của các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 69)

4.1. Thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên

4.1.3. Đặc điểm của các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên

4.1.3.1. Thông tin chung về các trang trại

Chủ trang trại thường là người đóng vai trị quan trọng và quyết định đến phương hướng sản xuất kinh doanh của các trang trại. Các yếu tố quyết định đến năng lực, trình độ quản lý trang trại, năng lực ra quyết định của chủ trang trại là: trình độ học vấn, trình độ chun mơn, giới tính của chủ trang trại.

Theo truyền thống ở nước ta, chủ hộ thường là người quyết định các công việc quan trọng trong gia đình, do đó chủ hộ cũng thường là chủ các trang trại. Kết quả khảo sát các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên cho thấy phần lớn chủ trang trại là nam giới (86,67%. Điều này hầu như cũng không ảnh hưởng nhiều đến quyết định sản xuất kinh doanh của trang trại vì khi quyết định sản xuất kinh doanh chủ trang trại thường bàn với gia đình để đi đến thống nhất, chủ trang trại chỉ là người đưa quyết định cuối cùng để các thành viên trong gia đình thực hiện theo phương hướng sản xuất và quy mô sản xuất của trang trại mình.

Bảng 4.7. Thơng tin chung về các trang trại điều tra

STT Chỉ tiêu Số lượng

(n = 90)

Cơ cấu (%)

Tổng số trang trại điều tra 90 100,00

1 Giới tính của chủ trang trại

- Nam 78 86,67

- Nữ 12 13,33

2 Trình độ học vấn của chủ trang trại

- Tiểu học 11 12,22

- THCS 48 53,33

- THPT trở lên 31 34,45

3 Trang trại được cấp giấy chứng nhận KTTT 79 87,78 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính tốn của tác giả (2016) Trình độ học vấn của các chủ trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên còn thấp, đa số các chủ trang trại đã tốt nghiệp Trung học cơ sở (53,33%) và trung học phổ thơng (34,45%). Tuy nhiên, vẫn cịn 12,22% số chủ trang trại có trình độ tiểu học. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc hạch toán trong sản xuất kinh doanh của các trang trại, hay việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ hiện đại vào trong sản xuất cũng như hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức của chủ trang trại.

Phần lớn các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên đã chuyển đổi phương hướng sản xuất từ kinh tế hộ gia đình sang kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa rất lâu do đó có đến 87,78% số trang trại điều tra đủ điều kiện và đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Bên cạnh đó vẫn cịn một số trang trại chưa đủ điều kiện hoặc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, nguyên nhân chính là do các trang trại muốn được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại bắt buộc phải có giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất để sản xuất nông nghiệp. Đối với diện tích đất cả nhân, hộ gia đình đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đang sử dụng đất ổn định, khơng có tranh chấp. Trong khi đó, một số trang trại chủ yếu sử dụng đất chuyển đối hoặc tận dung để có diện tích phát triển sản xuất. Khi sản xuất có lãi, chủ trang trại chủ động mở rộng quy mơ, tự chuyển đổi diện tích đất cho nhau, nên khi cần xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khơng thể được. Chính điều này gây ra nhiều thiệt thòi cho các trang trại trong việc hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ tín dụng cho phát triển kinh tế trang trại của Nhà nước.

4.1.3.2. Nguồn lực của các trang trại

a. Tình hình đất đai

Trong sản xuất nơng nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Kinh tế trang trại là một đơn vị sản xuất hàng hóa muốn phát triển trước tiên cần một diện tích đất đủ lớn để có thể xây dựng hệ thống chuồng trại, hệ thống cơng trình phục vụ sản xuất và một diện tích đất đủ lớn để tiến hành sản xuất. Có thể nói nguồn lực đất đai là điều kiện tiên quyết, quyết định và ảnh hưởng đến phương hướng sản xuất cũng như quy mô sản xuất của các trang trại.

Bảng 4.8. Tình hình đất đai của các trang trại điều tra năm 2015

STT Chỉ tiêu Số lượng

(Ha)

Cơ cấu (%)

1 Diện tích đất BQ/trang trại 1,20 10,00

2 Diện tích đất thuộc quyền sở hữu BQ/trang trại

0,97 80,83

- Có sổ đỏ 0,76 78,35

- Khơng có sổ đỏ 0,21 21,65

3 Diện tích đất thuê BQ/trang trại 0,23 19,17 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính tốn của tác giả (2016)

Qua khảo sát 90 trang trại trên địa bàn huyện Tân n có thể thấy bình qn một trang trại có 1,2 ha đất canh tác, tuy nhiên thực tế các trang trại tổng hợp có diện tích lớn hơn rất nhiều so với trang trại chăn nuôi. Sự khác biệt về quy mô đất đai giữa các loại hình trang trại cũng thể hiện rõ quy mơ và cơ cấu

sản xuất của các loại hình trang trại. Các trang trại chăn nuôi tập trung chủ yếu vào chăn ni nên diện tích đất khơng cần nhiều như các trang trại kết hợp giữa chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hoặc trồng cây lâu năm.

Tân Yên là một huyện miền núi của Bắc Giang nên diện tích đất thuộc quyền sở hữu của các trang trại là khá lớn (khoảng 80,83% diện tích). Cịn lại là diện tích đất đấu thầu từ diện tích đất chung của xã, huyện hoặc thuê lại của các hộ nông dân khác trong làng, xã để sản xuất (diện tích đất th bình qn/trang trại chiếm 19,17%). Diện tích đất thuộc quyền sở hữu của trang trại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại tiến hành đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kiên cố, từ đó góp phần phát triển kinh tế trang trại của địa phương. Tuy nhiên, vẫn có 21,65% diện tích đất thuộc quyền sở hữu của các trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên khi lấy đất đi cầm cố, thế chấp để vay ngân hàng lấy vốn sản xuất kinh doanh thì khơng vay được lượng vốn lớn để tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất. Đây là một hạn chế ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên.

b. Vốn của các trang trại

Nếu đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thiếu trong sản xuất nơng nghiệp thì vốn là u cầu khơng thể thiếu đối với bất kỳ một lĩnh vực sản xuất kinh doanh chứ khơng riêng gì trang trại. Đặc biệt trong xu thế hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế các trang trại muốn đứng vững và phát triển cần một lượng vốn nhất định để có thể đầu tư áp dụng những khoa học kỹ thuật canh tác tiến bộ vào sản xuất, từ đó giúp tăng năng suất cây trồng vật ni và các dịch vụ của trang trại đạt được hiệu hiệu quả cao. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh.

Đa phần các trang trại ở Tân Yên đã hoạt động khá lâu nên nhìn chung các trang trại có nguồn vốn tự có khá cao. Bình qn các trang trại có vốn sản xuất khoảng 1.300 triệu đồng, trong đó vốn tự có chiếm khoảng 45,8%. Các trang trại chăn ni thường có vốn sản xuất lớn hơn vì chăn ni là một hoạt động sản xuất cần số lượng vốn lớn để đầu tư giống, thức ăn,…và đầu tư trong khoảng một thời gian dài (thường khoảng 3 tháng), mặt khác các trang trại chăn ni cịn kết hợp kinh doanh thức ăn chăn nuôi nên cần có một lượng vốn khá lớn đặc biệt là những lúc trang trại nhập hàng chục tấn thức ăn chăn ni từ cơng ty. Chính vì vậy, có một số trang trại đi vay hàng tỷ đồng để đầu tư kinh doanh thức ăn chăn ni. Cịn các trang trại tổng hợp do kết hợp nhiều loại hình sản xuất kinh doanh

từ trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh và nuôi trồng thủy sản nên thường lấy vốn từ hoạt động sản xuất này bù cho hoạt động sản xuất khác, xoay vòng vốn giữa các hoạt động sản xuất linh hoạt nên cần một lượng vốn sản xuất ít hơn các trang trại chăn ni.

Bảng 4.9. Tình hình vốn của các trang trại điều tra

STT Chỉ tiêu Số lượng (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Số vốn bình quân/trang trại 1300,00 100,00 1 Vốn tự có 595,40 45,80 2 Vốn vay 704,60 54,20

- Vay NH Nông nghiệp & PTNT 327,36 46,46

- Ngân hàng chính sách 75,67 10,74

- Quỹ tín dụng nhân dân 180,73 25,65

- Anh em, họ hàng 109,14 15,49

- Khác 11,77 1,67

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính tốn của tác giả (2016)

Các nguồn huy động vốn của các trang trại trên địa bàn huyện cũng khá đa dạng nhưng chủ yếu từ các tổ chức tín dụng chính thức như: Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Chính sách xã hội; các Ngân hàng Thương mại. Bên cạnh nguồn huy động vốn từ các Ngân hàng thì các trang trại cũng huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư như của anh em họ hàng, vay từ các tổ chức tín dụng phi chính thức. Trong 90 trang trại điều tra chỉ có 6 trang trại vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nhưng lượng vốn vay là khơng lớn (khoảng 30 – 50 triệu đồng). Đối với nhiều trang trại thì lượng vốn này quá nhỏ so với nhu cầu vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh hiện tại của trang trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)