Các yếu tố từ phía cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 84)

4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức

4.2.3. Các yếu tố từ phía cơ quan quản lý Nhà nước

4.2.3.1. Hoạt động tuyên truyền về chính sách tín dụng

Các chính sách thường hướng vào việc trợ giúp các trang trại nâng cao khả năng tiếp cận. Ví dụ như chính sách tín dụng ưu đãi, tín dụng hỗ trợ phát triển cuối tháng 7 năm 2015, Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp nơng thơn chính thức có hiệu lực. Thực hiện Nghị định này, các cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại sẽ được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay khơng có tài sản đảm bảo ở mức từ 50 triệu đồng đến 3 tỷ đồng. Việc thực hiện chính sách cho vay khơng có tài sản đảm bảo góp phần tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nông dân, nhất là đối với những chủ trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng thực hiện Nghị định, đến nay, rất ít khách hàng tiếp cận được

mức vay tối đa từ 1-3 tỷ đồng. Hầu hết, mức cho vay khơng có tài sản đảm bảo đang được chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn huyện cho vay tối đa ở mức từ 50 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.

Qua tìm hiểu thực tế một số trang trại chăn nuôi lớn trên địa bàn huyện Tân Yên cho thấy, nguyên nhân khiến các chủ trang trại chưa tiếp cận được nguồn vốn vay không có tài sản đảm bảo là do công tác tuyên truyền về Nghị định 55 của Chính phủ ở các địa phương chưa kịp thời nên nhiều hộ gia đình, chủ trang trại chưa biết đến chủ trương, chính sách chương trình này. Bên cạnh đó, để được vay vốn khơng có tài sản đảm bảo mức tối đa, ngồi việc đáp ứng đủ 5 điều kiện theo quy định chung, ngân hàng còn yêu cầu chủ trang trại phải có Giấy Chứng nhận kinh tế trang trại theo tiêu chí mới (trong khi trên địa bàn huyện Tân Yên tính đến hết năm 2015 vẫn còn 13% số trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận, đồng thời tại Nghị định 55 của Chính phủ khơng quy định điều kiện này). Từ thực trạng trên cho thấy, việc giải ngân đối với vốn vay khơng có tài sản đảm bảo theo nghị định này đang được các chi nhánh ngân hàng triển khai dè dặt nhằm đảm bảo an tồn nguồn vốn của mình. Chính vì vậy, các chủ trang trại rất khó tiếp cận nguồn vốn khơng có tài sản đảm bảo ở mức vay tối đa.

4.2.3.2. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội

Đặc trưng của tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện là gián tiếp thơng qua các ban ngành, tổ chức đoàn thể ở địa phương như Hội Phụ nữ, hội Nơng dân. Vì vậy các tổ chức này có vai trị khá quan trọng đến sự tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các trang trại trên địa bàn. Qua kết quả phỏng vấn và điều tra trang trại cho thấy, đội ngũ cán bộ của tổ chức chính quyền địa phương có trình độ học vấn chưa cao, chưa am hiểu về tín dụng, kém nhiệt tình trong việc tun truyền thơng tin, cũng như khả năng nắm bắt và truyền tải thơng tin đến các trang trại cịn kém và không kịp thời. Nhiều trang trại ở xa trung tâm xã, huyện không nhận được thông tin tuyên truyền của các cán bộ địa phương về tổ chức tín dụng, mà chủ yếu là họ tự tìm hiểu qua loa thơng tin qua bạn bè, người thân. Do vậy mà nhiều trang trại khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Chính vì vậy để góp phần giúp các trang trại tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng được tốt hơn, cần củng cố và phát huy vai trò của tổ chức chính quyền địa phương, dạy các trang trại nắm được phương thức làm ăn. Triển khai các hoạt động cộng đồng, người biết hướng dẫn cho người chưa biết để cùng nhau làm ăn phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 84)