Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 43 - 48)

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động của huyện Tân Yên

Dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực, đồng thời dân số và nguồn nhân lực là nền tảng cho các quy hoạch lãnh thổ và ngành khi tính tốn các nhu cầu cơ bản về dân sinh, về cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội và văn hoá. Nguồn lực về lao động có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Theo thống kê về biến động dân số, lao động những năm qua của huyện Tân Yên cho thấy: dân số của Huyện năm 2015 là 164.579 người, lao động là 120.034 người (chiếm 72,93% dân số). Trong tổng lực lượng lao động (năm 2015) thì lao động trong độ tuổi là 108.954 người (chiếm 90,77% tổng lực lượng lao động) và chủ yếu là lao động trẻ, có trình độ văn hóa cấp trung học cơ sở trở lên, có nhận thức và hiểu biết khá tốt về khoa học kỹ thuật.

Bảng 3.2. Dân số và lao động của huyện Tân Yên

TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng dân số 161.239 162.919 164.579

1 LĐ phân theo độ tuổi 107.055 111.278 120.034

- LĐ trong độ tuổi 95.915 100.158 108.954

- LĐ ngoài độ tuổi 11.14 11.12 11.08

2 LĐ trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế

107.055 111.278 120.034

- Nông nghiệp 62.214 65.869 67.089

- Phi nông nghiệp 44.841 45.409 52.945

3 Các chỉ tiêu tương đối (%)

- LĐ trong độ tuổi/Tổng DS 59,49 61,48 66,20

- LĐ ngoài độ tuổi/Tổng DS 6,91 6,83 6,73

- LĐ nông nghiệp/Lực lượng LĐ 58,11 59,19 55,89 - LĐ phi nông nghiệp/ Lực lượng LĐ 41,89 40,81 44,11 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Yên (2016)

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Yên

a. Mạng lưới giao thông

Hiện nay các tuyến đường bộ liên thôn, xã, liên huyện được gắn với hệ thống đường tỉnh, quốc lộ tương đối đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Phần lớn các tuyến đường đã được trải nhựa, trong đó tỉnh lộ 398 và 387 đã được đầu tư nâng cấp. Đây là điều kiện quan trọng giúp Tân Yên đi lên, phát triển toàn diện và bền vững nền kinh tế, giao lưu văn hoá và mở rộng thị trường thu hút đầu tư trong và ngoài Huyện.

b. Hệ thống cấp điện

Tính đến cuối năm 2015, tồn huyện có 33 km đường dây 35 KV, 91 km đường dây 10KV, 41 km đường dây hạ thế, 80 trạm phụ tải với 81 máy, cơng suất 10.365 KVA. Có 6 xã và 2 thị trấn đã bàn giao lưới điện hạ áp cho ngành điện quản lý, 8 xã đang cải tạo lưới điện theo dự án RE2 và 6 xã tham gia dự án REE2 mở rộng. Hệ thống điện đã đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.. Hiện nay, đã có 100% số hộ trong tồn huyện được sử dụng điện, trong tổng số 24/24 xã, thị trấn đã có điện. Điều đó góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân toàn huyện, tạo điều kiện để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

c. Hệ thống thông tin liên lạc

Toàn bộ các xã trên địa bàn huyện đã có đài phát thanh, có hệ thống loa truyền thanh xuống tận thơn xóm. Đến nay trong tồn huyện đã có 19.520 máy điện thoại cố định, đưa bình quân số máy điện thoại lên 12,0 máy/100 dân. Trong tồn huyện đã có 5 trạm tiếp sóng di động của hầu hết các mạng điện thoại trong nước. Hệ thống điện và thông tin liên lạc phát triển đã tạo điều kiện cho việc tuyên truyền và thực hiện các hoạt động, các chương trình khuyến nơng trên địa bàn Huyện một cách có hiệu quả.

d. Giáo dục, y tế

Về giáo dục: năm 2015 trên tồn huyện đã có 45 trường được cơng nhận đạt chuẩn Quốc gia chiếm 58,66% tổng số trường, tăng 13 trường so với 2013. Đã đầu tư kiên cố hoá ở 17 trường với 92 phòng học và 7 phòng chức năng. Hầu hết các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã trang bị máy vi tính phục vụ cơng tác quản lý và giảng dạy. Trang bị thêm 37 máy chiếu đa năng phục vụ cho đổi mới phương pháp giảng dạy.

Về y tế: tồn huyện có 1 bệnh viện điều dưỡng, 2 phòng khám đa khoa và 24 trạm y tế xã với tổng số 367 giường bệnh, với 288 cán bộ y tế phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong huyện. Hầu hết các trạm y tế đã được xây dựng khang trang và được trang bị đầy đủ dụng cụ y tế. Việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được mở rộng ra tất cả các xã, thị trấn. Đến tháng 12 năm 2015, Tân Yên có 83.572 số người có thẻ bảo hiểm y tế.

e. Cơng trình thủy lợi

Do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên vào mùa mưa, các xã ven sông (Liên Chung, Quế Nham... ) thường xuyên xảy ra tình trạng úng lụt do nước khơng thốt kịp thời. Ngược lại, vào mùa khơ thì hầu hết các xã trong huyện đều có tình trạng hạn hán xảy ra với mức độ khác nhau. Vì vậy mà việc hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi của Tân Yên trở nên hết sức quan trọng.

Trong những năm trở lại đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức PLAN và Dự án giảm nghèo của ngân hàng Thế giới (WorldBank), hệ thống kênh mương dùng cho việc tưới tiêu của huyện đã cơ bản được kiên cố hố. Tình trạng hạn hán vào mùa khô và úng lụt vào mùa mưa đã được hạn chế, mùa màng đã và đang được đảm bảo khá tốt về khâu nước tưới.

Hiện nay tồn huyện có 32 trạm bơm các loại, hệ thống mương kiên cố đạt 165/ 180 km kênh mương. Trên tồn huyện có 50 hồ đập trữ nước phục vụ cho cơng tác tưới tiêu, trong đó chỉ có 03 hồ đập có dung tích nước tưới đạt trên 100 ha. Với hệ thống thuỷ lợi như vậy, nếu biết khai thác một cách khoa học và hợp lý thì chắc chắn công tác thuỷ nông của Tân Yên sẽ là mắt xích quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của Huyện.

3.1.2.3. Kết quả phát triển các ngành kinh tế của huyện Tân Yên

a. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tân Yên là một huyện miền núi tỉnh Bắc Giang, có tiềm năng thế mạnh phát triển nông nghiệp. Trong những năm gần đây bộ mặt kinh tế xã hội của Huyện đã có nhiều thay đổi, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ổn định ở mức cao, giá trị sản xuất hàng năm tăng lên rõ rệt. Tiềm lực kinh tế đã có những bước phát triển mới thể hiện ở việc: cơ sở hạ tầng được hoàn thiện thêm một bước như giao thông, mạng lưới thủy điện, thủy lợi, cấp thốt nước, bưu chính viễn thơng, cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa xã hội được mở rộng; đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện. Đó là những nền tảng rất cơ bản cho quá trình phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.

Bảng 3.3. Tình hình phát triển các ngành kinh tế giai đoạn 2013 - 2015

STT Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá trị (Tỷ.đ) CC (%) Giá trị (Tỷ.đ) CC (%) Giá trị (Tỷ.đ) CC (%) Tổng GTSX 5326,20 100,00 5643,70 100,00 5.894,41 100,00 1 Nông - lâm nghiệp

thủy sản 2338,20 43,90 2624,32 46,50 2399,02 40,70 - Trồng trọt 921,95 39,43 800,94 30,52 834,38 34,78 - Chăn nuôi 1122,57 48,01 1524,99 58,11 1286,83 53,64 - Thủy sản 182,38 7,80 207,58 7,91 192,88 8,04 - Lâm nghiệp 15,43 0,66 12,86 0,49 11,52 0,48 - DV nông nghiệp 95,87 4,10 77,94 2,97 73,41 3,06 2 Công nghiệp – XD 1986,90 37,30 2076,67 36,80 2369,43 40,20 - Công nghiệp 829,13 41,73 936,79 45,11 1261,48 53,24 - Xây dựng 1157,77 58,27 1139,88 54,89 1107,95 46,76 3 Thương mại - DV 1001,31 18,80 936,76 16,60 1125,78 19,10 Nguồn: UNBD huyện Tân Yên (2016)

Kinh tế Huyện chuyển dịch theo hướng ưu tiên nhóm ngành Cơng nghiệp – xây dựng và Thương mại – dịch vụ, giảm nhóm ngành Nơng – lâm nghiệp - thuỷ sản. Cụ thể, năm 2013 nhóm ngành Nơng – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 43,9%, đến năm 2015 giảm xuống cịn 40,7%; Cơng nghiệp – xây dựng chiếm 37,3% năm 2013, đến 2015 tăng lên 40,2%; Thương mại - dịch vụ chiếm 18,8% năm 2013, tăng lên 19,1% năm 2015.

Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tân Yên cho thấy chuyển dịch theo hướng giảm dần cơ cấu nhóm ngành Nơng - lâm – ngư nghiệp, tăng dần cơ cấu các nhóm ngành cịn lại. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện trong thời gian qua diễn ra còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn.

3.1.2.4. Kết quả phát triển trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên

Huyện Tân n có địa hình đa dạng, nhiều đồi, gị, sơng suối, ruộng trũng thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại. Trong những năm gần đây kinh tế trang trại đã và đang phát triển mạnh về quy mơ và số lượng đã góp phần tích cực đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá tập trung với quy mô lớn hơn và gắn với thị trường tiêu thụ, mở ra hướng làm giàu cho nông dân. Phát triển kinh tế trang trại làm tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp tương đối nhanh, ổn định.

Bảng 3.4. Số lượng trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên

STT Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL (TT) CC (%) SL (TT) CC (%) SL (TT) CC (%) 1 Trang trại trồng trọt 0 0,00 2 0,57 4 0,99 2 Trang trại chăn nuôi 286 92,56 319 90,88 367 90,62 3 Trang trại hỗn hợp 23 7,44 30 8,55 34 8,40 Tổng số 309 100,00 351 100,00 405 100,00 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Yên (2016)

Kinh tế trang trại đã tạo ra bước chuyển biến cơ bản về giá trị sản phẩm hàng hoá, thu hút, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Sự phát triển của các loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện có vai trị tích cực đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp

hàng hóa gắn với xây dựng nơng thơn mới, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất, đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, giúp nơng dân vươn lên làm giàu, giải quyết việc làm và thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn.

Nhận thấy tiềm năng, thế mạnh và vai trò của kinh tế trang trại trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện, trong những năm qua huyện Tân Yên đã có những chủ trương giải pháp tích cực trong phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gắn với phát triển kinh tế trang trại. Số lượng trang trại không ngừng tăng qua các năm. Tốc độ tăng số lượng trang trại ở huyện Tân Yên giai đoạn 2013 – 2015 bình quân là 14,46%. Các trang trại ở huyện Tân Yên chủ yếu là trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trang trại tổng hợp. Các trang trại chăn nuôi (chiếm 90,62% số trang trại năm 2015) chủ yếu là chăn nuôi lợn thịt, lợn rừng, gà, thỏ. Các trang trại tổng hợp (chiếm 8,4% tổng số trang trại năm 2015) là các trang trại theo mơ hình VAC, kết hợp giữa trồng cây ăn quả, nuôi lợn, vịt kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Các xã có nhiều trang trại, gia trại tiêu biểu của Huyện là: Tân Trung, Ngọc Châu, Lam Cốt, Đại Hoá, Liên Chung và Hợp Đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 43 - 48)